Lập dàn ý về vấn đề học sinh lười học.
( Tách ý)
Dàn ý về vấn đề học sinh lười học
I. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng lười học các môn xã hội của học sinh
II. Thân bài (Gồm 3 đoạn chính)
1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:
- Không có tinh thần học tập
- Chán nản, buồn ngủ trong học tập
- Lơ là đến những thứ khác khi đến trường
- Đến trường thì không tập trung
- Về nhà không chịu học, càm ràm, chửi ba mẹ
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó:
- Do học sinh: lười học tập, nghiện game, học tập đối phó với bạn bè, không có mục đích phấn đấu,….
- Gia đình: cha mẹ không yêu thương, quan tâm, chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản,….
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….
4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:
- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ, tập trung nghiêm túc trong việc học,...
- Gia đình quan tâm và chăm sóc con cái nhiều hơn, thưởng quà cho con cái khi có thành tích cao,..
- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh, tạo các trò chơi nho nhỏ cho học sinh vui vẻ không chán nản trong việc học
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay
- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước
- Ra sức học tập và làm việc
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK