Ẩn dụ trong các câu sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì?
a.“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới”
b. “Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
c. “Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
${\small \textbf{Câu a :}}$
`-` Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
`-` Tác dụng:
`+` Làm cho cảnh vật thêm sinh động và hấp dẫn.
`+` Làm cho sự vật, sự việc được hình dung rõ ràng.
`+` Chỉ rõ được cái đẹp nắng vào lúc bốn giờ chiều.
${\small \textbf{Câu b :}}$
`-` Biện pháp ẩn dụ kiểu hình thức.
`-` Tác dụng:
`->` Làm cho hình ảnh thêm mới mẻ và đẹp. Hình ảnh "lửa hồng" nói về hoa râm bụt dựa trên sự giống nhau với màu đỏ của lửa.
${\small \textbf{Câu c :}}$
`-` Biện pháp ẩn dụ phẩm chất.
`-` Tác dụng:
`->` Làm cho hình ảnh thêm rõ ràng hơn. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật chân thực và giản dị. Lo từng giấc ngủ, miếng ăn cho các chiến sĩ bộ đội giống như người cha già đang chăm sóc và che chở những đứa con của mình.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK