Câu 1: Theo quy định của pháp luật chủ thể nào dưới đây có nhiệm vụ lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội ở nước ta?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Chính phủ Việt Nam.D. Quốc hội Việt Nam.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật tất cả quyền lực nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về
A. Chính phủ.B. Quốc hội.C. Nhân dân.D. Chủ tịch nước.
Câu 3: Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tập trung dân chủ.B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.D. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 4: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, những vấn đề quan trọng của đất nước được quyết định bởi
A. cá nhân.B. tập thể.C. nhân dân.D. cộng đồng.
Câu 5: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, những vấn đề quan trọng của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ
A. cá nhân lãnh đạo.B. tập thể lãnh đạo.
C. nhân dân phụ trách.D. nhân dân lãnh đạo.
Câu 6: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, những vấn đề quan trọng của đất nước không được quyết định bởi chế độ nào sau đây?
A. Cá nhân lãnh đạo.B. Thiểu số phục tùng đa số.
C. Cấp dưới phục tùng cấp trên.D. Tập thể lãnh đạo.
Câu 7: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, những vấn đề quan trọng của đất nước không được quyết định bởi chế độ nào sau đây?
A. Cá nhân phụ trách.B. Thiểu số phục tùng đa số.
C. Cấp dưới phục tùng cấp trên.D. Tập thể phụ trách.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Thống nhất và nhất nguyên chính trị.
D. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, những vấn đề quan trọng của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân. Điều này thể hiện nguyên tắc nào dưới đây của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Thống nhất và nhất nguyên chính trị.
D. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Tập trung dân chủ.D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tính nhất nguyên chính trị.B. Tính thống nhất.
C. Tính pháp chế chủ nghĩa.D. Tính nhân dân.
Câu 12: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò
A. chủ chốt.B. quan trọng.C. lãnh đạo.D. quyết định.
Câu 13: Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính nhất nguyên chính trị.B. Tính thống nhất.
C. Tính nhân dân.D. Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 14: Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây?
A. Tính nhất nguyên chính trị.B. Tính thống nhất.
C. Tính nhân dân.D. Tính pháp chế xã hội chủ nghĩa.
`1. A`
→ Theo quy định của pháp luật, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn diện hệ thống chính trị và xã hội ở Việt Nam.
`2. C`
→ Theo Hiến pháp Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
`3. A`
→ Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
`4. B`
→ Trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quyết định quan trọng đều được thảo luận và quyết định bởi tập thể.
`5. B`
→ Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
`6. A`
→ Những vấn đề quan trọng của đất nước không được quyết định bởi chế độ cá nhân lãnh đạo.
`7. A`
→ Những vấn đề quan trọng của đất nước không được quyết định bởi chế độ cá nhân phụ trách.
`8. C`
→ Đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.
`9. B`
→ Việc lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định những vấn đề quan trọng thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
`10. D`
→ Các cơ quan, tổ chức hoạt động trong khuôn khổ pháp luật thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
`11. C`
→ Tính pháp chế chủ nghĩa không phải là đặc điểm cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam.
`12. C`
→ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính trị Việt Nam.
`13. A`
→ Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ có một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, điều này thể hiện tính nhất nguyên chính trị.
`14. C`
→ Các cơ quan, tổ chức gắn bó mật thiết với nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thể hiện tính nhân dân.
`@` 𝓬𝓸𝓷 𝓫𝓸̀ 𝓼𝓪𝓲 𝓭𝓮̣𝓹 𝓬𝓱𝓲𝓮̂𝓾 𝓷𝓱𝓪̂́𝓽 𝓽𝓰
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK