Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng..."
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
…
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
…
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…”
(Trích “Con cò” Chế Lan Viên toàn tập, Nxb Văn học, 2002)
Câu 1.Xác định thể thơ của đoạn trích?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 3. Chủ đề của văn bản trên là:
Câu 4. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?
Câu 5. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dung được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
Câu 6. Trong các từ sau từ nào là từ Hán-Việt ?
Thi sĩ, co cò; hết đời; lời ru
Câu 8: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 9: Từ nội dung câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 6 – 8 câu trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
𝚁𝚞𝚋𝚢
Câu `1:`
`-` Thể thơ: Thơ tự do
`@` Dẫn chứng:
`+` Số dòng trong mỗi khổ không đều nhau `(` Khổ một có hai mươi dòng, khổ hai có mười bốn dòng, khổ ba có bảy dòng `)`
`+` Sống tiếng trong mỗi dòng không giống nhau `(` Có dòng ba tiếng, có dòng sáu tiếng, có dòng bốn tiếng, có dòng năm tiếng,... `)`
`+` Vần: Chân liền `(` ''gì'' `-` ''sĩ'' `-` ''nghỉ'', ''lả'' `-` ''la'',... `)`
`+` Nhịp: Linh hoạt `(2``/`2`, `3``/``5`, `3``/``2``/``5,..)`
Câu `2:`
`-` Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu `3:`
`-` Chủ đề: Tình mẫu tử
Câu `4:`
`-` Nhân vật trữ tình: Cò con `(` Ẩn dụ cho ''Người con'' `)`
Câu `5:`
`-` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ `(` ''ngủ yên'', ''Con chưa biết'', ''con'' `)`
`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu thương, sự quan tâm, tình yêu da diết và ngọt ngào lẫn cả sự chở che của ''cò mẹ'' đối với đứa con của mình cũng phần nào thể hiện được cả ''cò con'' được mẹ chở che và nuôi nấng từ thuở bé thơ. Qua đó, tác giả bộc lộ sự tự hào, ngưỡng mộ, biết ơn và trân trọng đối với ''cò mẹ''. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, biểu cảm cho câu thơ, đoạn thơ, tạo nhịp điệu và tiếng nhạc cho đoạn thơ.
Câu `6:`
`-` Từ Hán Việt: thi sĩ
`->` Nghĩa: nhà thơ
Câu `7:`
`-` Qua hình ảnh của cò mẹ và cò con trong những lời hát ru, nhà thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả đồng thời thể hiện vị trí và sự quan trọng, ý nghĩa của những lời hát ru.
Câu `8:`
Trên khắp thế gian này chẳng có thứ tình cảm nào thiêng liêng bằng, cao cả bằng tình mẫu tử. Bất cứ đứa trẻ nào được sinh ra cũng sẽ nhận được tình mẫu tử thiêng liêng ấy từ người mẹ đã mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Tình mẫu tử chính là nguồn động lực dồi dào nhất để mỗi chúng ta thêm kiên trì và cố gắng trong cuộc sống. Nó còn là chiếc khăn ấm áp, sưởi ấm tâm hồn lẫn trái tim ta trước sự lạnh giá của cuộc đời. Nó là điểm tựa tinh thần để ta tự tin và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Và tình mẫu tử còn là thứ tình cảm vô giá chẳng có thứ nào đánh đổi được và cũng chẳng thế lấy lại được đi đã mất đi.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK