/////////////////////////////////////
Các dấu hiệu:
-Vi phạm pháp luật phải là hành vi thực tế của cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào các quan hệ xã hội. Tức, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xác định đó là hành vi thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
-Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật ví dụ: Chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm hoặc thực hiện các hành vi vượt quá thẩm quyền.
- Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, bởi lẽ hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Trong đó, năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường.
- Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể, tức khi thực hiện hành vi trái luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó gây ra và điều khiển được hành vi của mình.
Ngược lại, trường hợp chủ thể thực hiện một hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng người này không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật.
- Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ như: Quan hệ tài sản, quan hệ hôn nhân - gia đình
Có 4 loại vi phạm:
- Vi phạm hình sự. VD: H là công dân cư trú tại khu vực biên giới, lợi dụng việc này, H đã mua ma túy với một người đàn ông Lào và đem số ma túy về chia nhỏ bán cho các đối tượng nghiện trong xã. Sau đó, lực lượng chức năng đã bắt quả tang H và xử lý về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
- Vi phạm hành chính. VD: Anh A điều khiển xe máy tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và sẽ bị phạt tiền theo quy định pháp luật.
-Vi phạm dân sự. VD: H cho T thuê nhà, khi thuê nhà B có đặt cọc cho A số tiền 03 triệu đồng, trong hợp đồng quy định nếu B đã thuê đủ 06 tháng và không tiếp tục thuê nữa thì H sẽ trả lại T số tiền đã đặt cọc. Tuy nhiên, khi hết hạn hợp đồng và T không có nhu cầu thuê nữa thì H lại không chịu trả số tiền đặt cọc theo như đã quy định trong hợp đồng. Khi đó, H đã vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm kỉ luật. VD: công ty quy định giờ vào làm việc là 08 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Tuy nhiên chị T lại thường xuyên đi làm muộn, Như vậy, việc chị H đi muộn bị xem là vi phạm kỷ luật của công ty.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK