Phân biệt nghĩa của các từ sau rồi đặt câu với những từ đó:
a)Yếu đuối:
Đặt câu:
b)Yếu:
Đặt câu:
c)Yếu ớt:
Đặt câu:
d)Hèn yếu:
Đặt câu:
`=>` Phân biệt nghĩa của các từ sau rồi đặt câu với những từ đó:
`@` a)Yếu đuối: trạng thái yếu ớt, suy nhược, không khỏe mạnh về thể chất hay tinh thần
Đặt câu:
`->` Cô gái vừa trải qua một cơn sốt cao, nom rất yếu đuối
`@` b)Yếu: thể chất, sức lực kém, không được khỏe mạnh
Đặt câu:
`->` Dạo gần đây, ông nội của em rất yếu
`@` c)Yếu ớt: thể chất, sức lực kém hơn hẳn, những tác động xem như không đáng kể
Đặt câu:
`->` Những chú mèo hoang bị bỏ rơi có thể trạng rất yếu ớt
`@` d)Hèn yếu: chỉ người không dũng cảm, can đảm, vừa hèn nhát vừa yếu đuối
Đặt câu:
`->` Hắn ta rất hèn yếu, chỉ biết suy nghĩ cho bản thân
`ttcolor{#88ffd7}{#KThw}`
----- Nghinnamvanvoo ----
`a)` Yếu đuối: Ám chỉ những người khó có thể chịu đựng, đối phó với sự bộn bề, những khó khăn/thử thách trong vấn đề nào đó trong đời sống xã hội.
`->` Đặt câu: Thứ tình cảm quá yếu ớt để có thể cứu vãn sự việc này!
`b) & c)` Yếu `+` Yếu ớt Sức lực kém hơn so với mức trung bình, thể lực suy giảm.
`->` Đặt câu: Cánh tay cậu ta thật yếu/yếu ớt, không đủ sức để có thể nâng chiếc hộp này lên.
`d)` Hèn yếu: Ám chỉ, phê phán những kẻ không có đủ gan dạ để đối mặt trước những vấn đề trong cuộc sống.
`->` Đặt câu: Anh quả thật là một kẻ hèn yếu khi không đứng ra bảo vệ cô gái anh thương!
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK