Ví dụ về từng đặc điểm của bộ máy nhà nước CHXHCNVN ?
- Tính thống nhất
- Tính nhân dân
- Tính quyền lực
- Tính pháp quyền
Tính thống nhất: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN được tổ chức theo mô hình tập trung, trong đó quyền lực chính trị tập trung vào một số cơ quan chủ chốt, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, và Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tính thống nhất này đảm bảo sự điều hành hiệu quả của các hoạt động chính trị và xã hội trên toàn quốc.Tính nhân dân: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN được xây dựng trên nguyên tắc phục vụ lợi ích của nhân dân, đảm bảo quyền lợi và nhu cầu cơ bản của người dân. Quyền lực của nhà nước được thực hiện dưới sự kiểm soát của nhân dân thông qua các cơ chế dân chủ, trong đó đại diện của nhân dân tham gia vào quản lý và giám sát các hoạt động của nhà nước.Tính quyền lực: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN hoạt động theo nguyên tắc quyền lực dân chủ, với sự điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyền lực chính trị tập trung vào các cơ quan chính quyền như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, và các cơ quan hành chính công. Sự phân công rõ ràng và hiệu quả của các cơ quan này đảm bảo quyền lực nhà nước được thực thi một cách có trật tự và hiệu quả.Tính pháp quyền: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN tuân thủ nguyên tắc pháp quyền, trong đó hệ thống luật pháp và các quy định pháp lý được xây dựng và thực thi một cách công bằng và minh bạch. Hệ thống pháp luật này là nền tảng để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, đảm bảo trật tự xã hội và sự ổn định của quốc gia.
- Tính thống nhất
+ Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động.
+ Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Các cơ quan, cán bộ, cổng chức, viên chức nhà nước đều hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.
VD Sơ đồ trong ảnh
-> Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương
Chú giải
+ HĐND : Hội đồng nhân dân
+ TAND : Tòa án nhân dân
+ VKS : Viện kiểm soát
+ UBND : Ủy ban nhân dân
- Tính nhân dân
+ Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lí nhà nước và xã hội.
+ Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
VD : Ngày hội của toàn dân bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
-> Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 do nhân dân thành lập bầu ra.
- Tính quyền lực
+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực.
+ Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
+ Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
VD Phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt
+ Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Toà án xét xử các vụ án để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
+ Quốc Hội thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp , quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước , giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
- Tính pháp quyền
+ Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
VD : Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Và trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK