Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:  ...

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:   “[…] Sáng hôm sau, 7:30, chúng tôi lên xe trung chuyển để đến điểm tập kết và bắt đầu đi bộ xuống một con dốc dài.

Câu hỏi :

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

 

“[…] Sáng hôm sau, 7:30, chúng tôi lên xe trung chuyển để đến điểm tập kết và bắt đầu đi bộ xuống một con dốc dài. Tiếp tục lội qua vài con suối, chúng tôi đến với bản Đoòng – bản dân tộc thiểu số người Bru Vân Kiều sống tách biệt trong rừng sâu (cái tên hang Sơn Đoòng cũng được đặt tên dựa theo bản này). […] Tiếp theo, chúng tôi đến hang Én - hang lớn thứ 3 trên thế giới, sau hang Sơn Đoòng (Việt Nam) và hang Deer (Malaysia). Dừng trước cửa hang, chúng tôi được trang bị thêm đèn đội đầu để tiến sâu vào hang vì bên trong rất tối. Chúng tôi vượt lên một dốc đá nhỏ, và kìa một thiên đường như hiện ra trước mắt. Đó là một bãi cát khá đẹp và cũng là điểm cắm trại đẹp nhất của hành trình, được bao quanh bởi con suối nước xanh trong như ngọc. Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống, chúng tôi ngỡ như mình sắp bước vào cõi tiên. Chúng tôi xuống đến bãi cát, nghỉ ngơi ăn trưa lấy lại sức. Sau bữa trưa, anh Adam giục chúng tôi đi tiếp. […] Chúng tôi được mang đai an toàn và bắt đầu leo xuống những vách đá dựng đứng với tổng chiều dài khoảng 80 m để xuống được với hang Sơn Đoòng. […] Ngày thứ hai trong hang hứa hẹn là một ngày thú vị nhất trong chuyến hành trình. Chúng tôi đi qua một khu rừng nguyên sinh với nhiều loại cây, có cây cao đến 20 - 30 m, nghe đâu trước đây còn có cây cao 80 m nhưng đã bị bão đánh ngã. Rừng trong hang là điều bạn không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài Sơn Đoòng. Vượt qua khu rừng độc nhất vô nhị này chúng tôi đến khu vực chính diện của hố sụt thứ nhất - nơi có hai cột măng đá khổng lồ. Ở đó chúng tôi tha hồ tạo dáng chụp ảnh đủ các kiểu. Trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, ai cũng trèo lên cột măng đá sừng sững ấy chụp một kiểu ảnh lưu giữ kỷ niệm chuyến đi để đời cho mình. Rồi chúng tôi lại đi tiếp, lại được chứng kiến những khối đá, [...] từng đợt nắng chiếu xuống hố sụt thứ nhất tạo thành những tia sáng thật vô cùng ấn tượng. Vượt qua thêm vài khối đá, thạch nhũ lấp lánh nhiều màu sắc chúng tôi lại đến hố sụt thứ hai cũng là điểm cắm trại thứ hai trong hang. Nghỉ ngơi ít phút tại đây, chúng tôi lại được hướng dẫn tiến sâu vào điểm cuối cùng của hang - Bức tường Việt Nam.”

 

(Trích Sơn Đoòng: Đi để thảa cơn mơ, Nguyễn Thị Mai Trang)

 

  1. Đoạn trích trên là hồi kí hay du kí? Điều gì đã cho em xác định được thể loại của đoạn trích?
  2. Xác định câu văn miêu tả trong đoạn văn sau: “Chúng tôi vượt lên một dốc đá nhỏ, và kìa một thiên đường như hiện ra trước mắt. Đó là một bãi cát khá đẹp và cũng là điểm cắm trại đẹp nhất của hành trình, được bao quanh bởi con suối nước xanh trong như ngọc. Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống, chúng tôi ngỡ như mình sắp bước vào cõi tiên.” Theo em, việc kết hợp miêu tả khi kể chuyện có tác dụng gì?
  3. Tìm từ mượn trong đoạn văn sau: “Dừng trước cửa hang, chúng tôi được trang bị thêm đèn đội đầu để tiến sâu vào hang vì bên trong rất tối. Chúng tôi vượt lên một dốc đá nhỏ, và kìa một thiên đường như hiện ra trước mắt. Đó là một bãi cát khá đẹp và cũng là điểm cắm trại đẹp nhất của hành trình, được bao quanh bởi con suối nước xanh trong như ngọc. Đứng trên đỉnh dốc nhìn xuống, chúng tôi ngỡ như mình sắp bước vào cõi tiên. Chúng tôi xuống đến bãi cát, nghỉ ngơi ăn trưa lấy lại sức. Sau bữa trưa, anh Adam giục chúng tôi đi tiếp. […] Chúng tôi được mang đai an toàn và bắt đầu leo xuống những vách đá dựng đứng với tổng chiều dài khoảng 80 m để xuống được với hang Sơn Đoòng.”

4.Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua đoạn trích trên?

  1. Em có nhận xét gì về địa danh Sơn Đoòng qua những gì được người kể chuyện thuật lại trong đoạn trích?

 

 

Lời giải 1 :

1. Đoạn trích trên là hồi kí. Em xác định được thể loại của đoạn trích dựa vào cách người viết miêu tả chi tiết, chân thực về những trải nghiệm và cảm nhận của mình trong chuyến đi.

2. Việc kết hợp miêu tả khi kể chuyện có tác dụng tạo ra hình ảnh sinh động, giúp người đọc hình dung và cảm nhận được cảnh vật, tạo sự sống động cho câu chuyện.

3. Từ mượn : thiên đường.

4. Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm, cảm xúc kì vọng, ngạc nhiên, và hứng thú trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của hang Sơn Đòong và các nơi đã đi qua trong chuyến hành trình. Họ đã cảm nhận được sự kì diệu và hiếm có của khu rừng nguyên sinh và những khối thạch nhũ trong hang, thể hiện niềm đam mê khám phá và tận hưởng trọn vẹn chuyến đi này.

5. Em thấy rằng địa danh Sơn Đòong qua những người kể chuyện thuật lại trong đoạn trích là một chiếc hang kì thú, hùng vĩ với con suối xanh như ngọc, với khu rừng nguyên sinh, với vô vàn những loài cây, với hai cột măng đá khổng lồ, sừng sững, với thạch nhũ lấp lánh nhiều màu sắc,... Chiếc hang này chứa đựng vô vàn những cảnh tượng đẹp đến nao lòng, những cảnh đẹp không thể tưởng tượng được, chúng luôn khiến con người ta bất ngờ và thích thú. Hang Sơn Đòong y hệt như một thế giới thiên nhiên thu nhỏ khiến con người muốn thỏa sức khám phá. Đây là một địa danh ưu thích dành cho những người ưa trải nghiệm và tìm kiếm.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK