Trang chủ Hóa Học Lớp 11 +) Phenol tan tốt khi đun nóng, hoặc ở $66^oC$....

+) Phenol tan tốt khi đun nóng, hoặc ở $66^oC$. Nếu là đồng đẳng của phenol hay polyphenol (,...các chất khác của phenol) cũng tan tốt tương tự như phenol đơn

Câu hỏi :

+) Phenol tan tốt khi đun nóng, hoặc ở $66^oC$. Nếu là đồng đẳng của phenol hay polyphenol (,...các chất khác của phenol) cũng tan tốt tương tự như phenol đơn giản trong điều kiện trên ạ 

+) Giải thích giúp mình tính acid của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm OH là như nào. Và có thể so sánh tính acid của phenol, đồng đẳng phenol, polyphenol, ... được không. Nếu có chỉ giúp mình cách so sánh ạ 

+) Đồng đẳng phenol, polyphenol hay muối phenolat,... "đều" có tính acid yếu hơn nấc I và mạnh hơn nấc II của acid $H_2CO_3$ đúng không vậy, có trường hợp ngoại lệ hoặc có acid nào khác tương tự $H_2CO_3$ không. 

+) Alcohol sec-butylic và alcohol iso butylic là đồng phân của nhau đúng không ạ vì đều có 4 C 

Lời giải 1 :

Đáp án:

+) Khi biến đổi chất thì độ tan của các chất thay đổi. Khi gắn thêm nhóm alkyl (VD: 2-methylphenol, 2-ethylphenol,...) thì độ tan của phenol giảm đi do gốc hydrocarbon kị nước trở nên cồng kềnh hơn nên tính thân nước của phân tử giảm.

+) Tính acid của phenol $C_6H_5-OH$ mạnh hơn nước $H-OH$ là do ảnh hưởng của nhóm phenyl lên nhóm $O-H$. Cụ thể, nhóm phenyl là nhóm có tính hút electron (do $OH$ là nhóm đẩy electron vào vòng thơm, gọi là nhóm hoạt hoá vòng benzene) nên làm liên kết $O-H$ tăng độ phân cực, cặp electron chung có xu hướng bị kéo về nguyên tử oxygen hơn, do đó tính acid của phenol lớn hơn phenol (nguyên tử $H$ được quy ước là không có tương tác hút hay đẩy gì đối với nhóm $OH$).

Bản chất của "hút electron", "đẩy electron" là các hiệu ứng điện tử. Có thể tìm hiểu hiệu ứng cảm ứng (kí hiệu $I$), hiệu ứng liên hợp (kí hiệu $C$ hoặc $M$ hoặc $R$), hiệu ứng siêu liên hợp (kí hiệu $H$). Với phenol, có hiệu ứng $-C$ (hút electron), $+I$ (đẩy electron) nhưng ở đây $-C$ lấn át $+I$ nên ảnh hưởng tổng cộng của phenyl với $OH$ là hút electron.

Có thể so sánh tính acid của các chất nhưng không thể đưa ra quy tắc chung. Phải tuỳ vào từng bài tập cụ thể để so sánh, dựa vào kiến thức đại cương hữu cơ để xử lí. Hiệu ứng điện tử là một trong những nền tảng thường được sử dụng, ngoài ra còn một số hiệu ứng khác.

+) Phenol $C_6H_5OH$ có tính acid mạnh hơn nấc 2 của $H_2CO_3$ và yếu hơn nấc 1 của $H_2CO_3$ (bằng chứng: Nấc 1 $H_2CO_3$ đẩy được phenol khỏi dung dịch muối) là do so sánh hằng số acid của phenol và $H_2CO_3$ (tại cùng điều kiện). Chưa chắc các chất đồng đẳng, dẫn xuất của phenol đã có tính chất trên nên không được phép ngoại suy để tìm quy luật. Ví dụ: 4-alkylphenol có tính acid yếu hơn phenol do nhóm alkyl đẩy electron làm giảm độ phân cực liên kết $O-H$, do đó khi nhóm alkyl đẩy electron đủ mạnh thì có thể tính acid hợp chất sẽ yếu hơn nấc 2 của $H_2CO_3$.

+) Alcohol sec-butylic $CH_3-CH(OH)-CH_2-CH_3$ và alcohol isobutylic $CH_3-CH(CH_3)-CH_2OH$ là đồng phân của nhau vì có cùng CTPT $C_4H_{10}O$. Đồng phân là những chất khác nhau nhưng có cùng CTPT. "Khác nhau" ở đây có thể là khác nhau về cấu tạo (đồng phân cấu tạo) hoặc khác nhau về lập thể (đồng phân lập thể).

Bạn có biết?

Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK