I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) HAI KIỂU ÁO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm gì? Người thợ may đáp: - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trường Chính - Phong Châu)
Câu 1. Truyện Hai kiểu áo thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích. D. Truyện ngụ ngôn
. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai . C. Ngôi thứ ba . D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Phê phán người thợ may. B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan. C. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan. D. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại.
Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ hách dịch? A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên. B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới. C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế. D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.
Câu 6. Trong các câu sau câu nào chứa nghĩa hàm ẩn? A.Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. B. Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? C. Nhà ngươi biết để làm gì? D. Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
Câu 7. Trong câu: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Tác giả đã sử dụng: A. Quan hệ từ. C. Điệp ngữ. B. Cặp quan hệ từ D. Câu hỏi tu từ.
Câu 8. Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào? A. Là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch với dân đen. B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới. C. Hay nịnh nọt cấp trên. D. Khinh ghét người nghèo khổ.
Câu 9 (1 điểm):Từ nhân vật ông quan trong văn bản trên em rút ra bài học gì?
Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?
Câu 1: Thể loại truyện cười
`->A`
Câu 2:
PTBĐ chính: tự sự
`->B`
Câu 3:
Ngôi kể : ngôi thứ ba
`->C`
Câu 4:
Nội dung : phê phán thói quan liêu : luồn cúi trước quan lớn , hạch sách cướp bóc của dân đen
`->D`
Câu 5:
Hách dịch là :thái độ ra oai , hạch sách kẻ dưới, cậy chức cậy quyền
`->C`
Câu 6:
Câu chứa nghĩa hàm ẩn : Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
`->A`
Câu 7:
Trong câu tác giả đã sử dụng : quan hệ từ (nếu .. thì )
`->A`
Câu 8:
Viên quan trong chuyện là một kẻ hách dịch , quan liêu , tham quan . Lão luồn cúi , xu nịch với quan trên nhưng lại hạc dịch với dân đen
`->A`
Câu 9:
Từ nhân vật ông quan em rút ra bài học : phải sống hòa đồng , nhã nhặn với mọi người ; làm việc công bằng , thẳng thắn , cương trực . Không nên hống hách, cao ngạo người khác .
Câu 10:
Qua câu chuyện , tác giả dân gian đã phê phán những kẻ quan liên , lộng quyền , hạch sách dân lành , xu nịnh quan trên nhằm thu lợi về mình.
Trả lời
Câu 1. Truyện Hai kiểu áo thuộc thể loại nào?
A. Truyện cười.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyện cổ tích.
D. Truyện ngụ ngôn
. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai .
C. Ngôi thứ ba .
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?
A. Phê phán người thợ may.
B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan.
C. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan.
D. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại.
Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ hách dịch?
A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên.
B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới.
C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế.
D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới.
Câu 6. Trong các câu sau câu nào chứa nghĩa hàm ẩn?
A.Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
B. Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
C. Nhà ngươi biết để làm gì?
D. Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
Câu 7. Trong câu: " Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại" . Tác giả đã sử dụng:
A. Quan hệ từ. C. Điệp ngữ. B. Cặp quan hệ từ ( nếu ... thì ) D. Câu hỏi tu từ.
Câu 8. Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào?
A. Là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch với dân đen.
B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới.
C. Hay nịnh nọt cấp trên.
D. Khinh ghét người nghèo khổ.
Câu 9 (1 điểm):Từ nhân vật ông quan trong văn bản trên em rút ra bài học gì?
+ Luôn biết kính trên nhường dưới .
+ Đối xử với mọi người bình đẳng , không phân biệt đẳng cấp .
Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?
+ Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người chỉ biết nịnh hót , luôn ra vẻ ta đây với những người thấp kém hơn mình trong xã hội bấy giờ .
-------------------------------------------------------------
#chuccauhoctot
#suridzai
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK