Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 BTVN Thế nào là l ? cho VD minh họa?...

BTVN Thế nào là l ? cho VD minh họa? Thế nào là Đối lập? Cho CD minh họa? Bài tập luyện tập: Đọc đoạn thơ sau, trả lời câu hỏi: Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng

Câu hỏi :

BTVN

  1. Thế nào là l ? cho VD minh họa?
  2. Thế nào là Đối lập? Cho CD minh họa?
  3. Bài tập luyện tập: Đọc đoạn thơ sau, trả lời câu hỏi:

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống, chẳng cúi đầu. Chết, vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

“Đường mòn Hồ Chí Minh” là con đường sáng tạo
Trường Sơn cao hay địa đạo âm thầm
Cũng là linh hồn ta, từ bốn nghìn năm
Tự xây đắp để ngang tầm thế kỷ.

Vàng bạc uy quyền không làm ra chân lý
Óc nghĩ suy không thể  mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay
Tắm gội lòng ta, chẳng bao giờ cạn.

                                   (Tố Hữu)

  1. Xác định PTBĐC?
  2. Xác định thể thơ?
  3. Xác định các từ láy trong đoạn thơ?
  4. Chỉ ra phép đối lập có trong khổ thơ 1
  5. Chỉ ra phép tu từ trong khổ thơ 2
  6. Khổ thơ 3 có phép liệt kê không? Nếu có thì chỉ rõ?
  7. Nêu nội dung đoạn thơ?
  8. Thông điệp từ đoạn thơ trên?

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Bài tập luyện tập

Câu 1: 

PTBĐC: biểu cảm

Câu 2:

Thể thơ: tự do

Câu 3:

Từ láy: ung dung

Câu 4:

Phép đối lập trong khổ 1:

+ thiếu tất cả- giàu dũng khí

+ sống- chết

+chẳng cúi đầu-vẫn ung dung

+ giặc muốn ta nô lệ - ta lại hóa anh hùng

+nhân nghĩa-cường bạo

Câu 5:

Biện pháp tu từ:

-So sánh: “Đường mòn Hồ Chí Minh” là con đường sáng tạo

Câu 6:

Khổ thơ thứ ba có phép liệt kê: Bạch Đằng , Cửu Long 

Câu 7:

Nội dung đoạn thơ: đoạn thơ thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất ,ngạo  nghễ của những người lính trước những gian khó tuổi 25 trong chiến tranh bom đạn. Họ là những con người dũng cảm, có tình  yêu nước mãnh liệt và đặt niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của lịch sử lâu đời tiếp sức cho bao thế hệ

Câu 8:

Thông điệp: Muốn các thế hệ con cháu sau này biết được lịch sử dân tộc ta oai hùng, khốc liệt đến nhường nào để có được cuộc sống thanh bình hôm nay. Và cũng chính lịch sử đã tạo nên sức mạnh phi thường cho một đất nước nhỏ bé đứng dạy chống lại cường bạo. Sau bao năm tháng thăng trầm của thời cuộc thì Tổ quốc vẫn kì vĩ, lớn lao. Tác giả mong rằng các thế hệ sau biết trân trọng, gìn giữ và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.

Lời giải 2 :

2.Đối lập là 1 BPTT trong văn học,được sử dụng để nhấn mạnh sự khác biệt,tương phản giữa hao hoặc nhiều đối tượng hình ảnh hay ý tưởng.Biện pháp đối lập thường được dùng để làm nổi bật một ý tưởng chính hoặc để tạo ra sự đối nghịch trong văn bản

Ví dụ:"Ngày và đêm";"sáng và tối"

3.Bài tập luyện tập

-Phương thức biểu đạt chính:Biểu cảm

-Thể thơ:Tự do

-Từ láy:Âm thầm

-Phép đối lập trong khổ thơ 1:

+)"Thiếu tất cả" đối lập với "giàu dũng khí"

+)"Sống" đối lập với"ung dung"

+)"Cúi đầu" đối lập với "ung dung"

+)"Nô lệ" đối lập với "anh hùng"

+)"Cường bạo" đối lập với "nhân nghĩa"

-Phép tu từ trong khổ thơ 2: Ẩn dụ

⇒"Trường Sơn cao hay địa đạo âm thầm" là ẩn dụ cho sự gian khổ và ý chí của con người

-Khổ thơ 3 có sử dụng phép liệt kê:"Vàng bạc uy quyền","óc nghĩ suy","Bạch Đằng xưa,Cửu Long nay"

-Nội dung:Thể hiện tinh thần kiên cường,bất khuất của dân tộc VN trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.Đồng thời,tác giả ca ngợi lòng dũng cảm,sự sáng tạo và ý chí quật cường của con người VN,khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa,đạo lý và tinh thần của dân tộc vượt qua mọi thử thách

-Thông điệp của đoạn thơ:Tinh thần bất khuất,lòng dũng cảm và ý chí quật cường của con người VN luôn là những giá trị vĩnh cửu,giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn,thử thách để bảo vệ và xây dựng đất nước

#minhthu3926

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK