Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Bệnh bướu cổ, bệnh đái tháo đường (khái niệm, nguyên...

Bệnh bướu cổ, bệnh đái tháo đường (khái niệm, nguyên nhân, cách khắc phục) câu hỏi 6996641

Câu hỏi :

Bệnh bướu cổ, bệnh đái tháo đường (khái niệm, nguyên nhân, cách khắc phục)

Lời giải 1 :

* Bệnh bướu cổ : hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp

Nguyên nhân

`+` Do thiếu hụt một lượng iot trong cơ thể

Cách khắc phục

`+` Uống thuốc :  tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau

`+` Phẫu thuật 

`+` Thuốc xạ trị

* Bệnh đái tháo đường : suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết

Nguyên nhân 

`+` Do sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin

Cách khắc phục

`+` Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

`+` Tập thể dục thường xuyên

`+` Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Lời giải 2 :

-Bệnh đái tháo đường:

Khái niệm

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi một cái tên khác là bệnh đái tháo đường. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa, cacbonhydrat, mỡ và protein. Khi mắc bệnh này tức là tuyến tụy của cơ thể bạn đã mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hoocmone insulin, việc này khiến cho lượng đường trong máu lúc nào cũng ở mức cao.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác, tiêu biểu như bệnh tim mạch vành, mù lòa, suy thận, tai biến mạch máu não.

 Nguyên nhân:

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt là não bộ. Glucose được cung cấp vào cơ thể chủ yếu thông qua nguồn thực phẩm bạn ăn mỗi ngày và được dự trữ ở gan. Để glucose trong máu được hấp thụ nuôi các tế bào thì phải cần đến “vật dẫn” là hoocmon hỗ trợ từ tuyến tụy – insulin. 

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Ở tiểu đường tuýp 1, insulin vì một lý do nào đó mà số lượng sản xuất ít hoặc các tế bào tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Sự thiếu hụt insulin dẫn đến việc glucose trong máu không được hấp thụ, từ đó xảy ra dư thừa, gây nên bệnh tiểu đường. 

Về tiểu đường tuýp 2, vấn đề này nằm ở các tế bào hấp thụ glucose. Các tế bào này tự phát sinh đề kháng với insulin, điều này khiến glucose không được hấp thụ vào tế bào. Làm tăng lượng đường huyết trong máu dẫn đến tiểu đường. 

Tương tự, ở đái tháo đường thai kỳ, nhau thai tạo ra các kích thích tố. Các kích thích tố này khiến các tế bào đề kháng lại với insulin. 

Cách phòng ngừa bệnh

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ăn uống đúng giờ, hạn chế sử dụng các chất béo động vật mà nên dùng các loại dầu có chiết xuất từ tự nhiên. Bạn cần bổ sung thêm thật nhiều rau xanh trong bữa ăn, đây không chỉ là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể mà còn giúp cân bằng lại hàm lượng chất béo thừa trong cơ thể, duy trì cân nặng ở mức ổn định.

Tập cho mình thói quen vận động, tập thể dục thể thao

Lợi ích của việc tập thể dục thể thao được nhiều phương tiện truyền thông nói đến, kể cả lời vận động toàn dân tập thể dục của Bác Hồ, là điều không thể chối cãi. Việc bạn ngồi lâu hay lười vận động tạo điều khiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bạn và bệnh tiểu đường cũng như vậy.

Khám bệnh thường xuyên, định kỳ

Có những bệnh nhân chỉ nhận biết mình bị bệnh khi đi khám sức khỏe vì các biểu hiện bệnh không rõ, khó nhận biết. Do đó, để phát hiện bệnh sớm để có cách chữa trị kịp thời luôn là lời khuyên bổ ích đến từ các bác sĩ.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin xung quanh bệnh tiểu đường từ khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa tới biện pháp phòng tránh. Hi vọng qua đây, bạn sẽ có thêm hiểu biết sâu hơn về căn bệnh này và xây dựng các biện pháp đẩy lùi căn bệnh này cho mình và người thân.

-Bệnh bướu cổ:

Khái niệm:

Bệnh bướu cổ là tình trạng mở rộng của tuyến giáp, nhưng đặc biệt không phải là ung thư. Một người bị bướu cổ có thể là do bị mất cân bằng hormone tuyến giáp, do quá cao hoặc quá thấp.

Tuyến giáp là một tuyến có hình dạng như con bướm nằm ở đáy cổ nhưng tuyến giáp phát triển quá lớn sẽ gây ra tình trạng bướu cổ. Hoặc cũng có thể do bị ảnh hưởng từ chế độ, môi trường sống và làm việc từ bên ngoài.

Bệnh bướu cổ xuất hiện do tuyến giáp bị sưng

Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh nhân bướu cổ gồm những biểu hiện bệnh thường về kích thước tuyến giáp, thường xuyên bị đau rát họng, ho, nói khan, khó nuốt, mệt mỏi, chán ăn,..

Trong một số trường hợp, bệnh bướu cổ chỉ xuất hiện tạm thời và tự khỏi theo thời gian, không cần chữa trị nhiều. Nhưng cũng có trường hợp gây ra tình trạng nghiêm trọng là bướu ác gây ung thư nếu như không được theo dõi và chăm sóc đúng cách.

 Nguyên nhân bị bệnh bướu cổ

Nhiều người không phát hiện sớm mình bị mắc bệnh bướu cổ do nắm rõ được các nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Trên thực tế cho thấy, bướu cổ có thể xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp) hoặc sản xuất quá ít (hypothyroidism). Ngoài ra, trong những trường hợp cực kỳ hiếm khi gặp là do tuyến yên sẽ kích thích tăng trưởng tuyến giáp để tăng một lượng hormone cần thiết.

Ngoài nguyên nhân sản sinh ra hormone, một nguyên nhân gây ra căn bệnh bướu cổ này do chế độ ăn uống quá giàu thực phẩm làm tăng nguy cơ như đậu, bắp cải, đậu phộng. Những thực phẩm này can thiệp vào quá trình xử lý I – ốt làm ngăn chặn việc sản xuất ra hormone tuyến giáp.

Khi dùng kéo dài một số loại thuốc như muối Lithi (được dùng trong khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I – ốt như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp khớp,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ cho con người.

Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng có thể làm bướu giáp phóng to một chút, góp vào nguyên nhân dễ mắc bướu cổ

Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ là một trong những căn bệnh có liên quan tới tuyến giáp và có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tùy vào tình hình bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà các bạn có thể tham khảo thêm để cải thiện sức khỏe của mình.

Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ xảy ra

Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng cụ thể thì các bạn cũng cần phải có những phương pháp phòng ngừa để tránh mắc phải căn bệnh bướu cổ này. Bướu cổ có thể xảy ra đối với bất kỳ người nào, vì thế mà chúng ta cần có những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bổ sung hàm lượng I – ốt trong khẩu phần ăn

Khi chúng ta ăn uống trong tình trạng thiếu I – ốt dài ngày, không đáp ứng được nhu cầu bổ sung chất cho tuyến giáp thì sẽ gây nên bệnh bướu cổ. Vì thế mà chúng ta cần bổ sung tích cực I – ốt trong dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Vì I – ốt có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phòng tránh bệnh bướu cổ ở mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên sử dụng quá nhiều, quá mức tránh gây ra các căn bệnh về sỏi thận.

Nên bổ sung hàm lượng I – ốt cần thiết trong bữa ăn

Chế độ ăn uống phù hợp

Bướu cổ xảy ra là thường do ăn uống thiếu I – ốt gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng I – ốt cao như hải sản sò, ngao, hải đới… và quan trọng nhất là muối I – ốt cần dùng thường xuyên.

Đặc biệt, chúng ta cũng nên tránh ăn những thức ăn có hại cho bệnh như củ cải, rau cải trắng,… Vì thế nên chúng ta cần sắp xếp một chế độ ăn uống hợp lý tránh nguyên nhân gây ra bệnh và còn có thể làm bệnh nặng hơn.

Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà các bạn có thể tham khảo thêm về bệnh bướu cổ. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã giúp cho bạn hiểu thêm tầm quan trọng của I-ốt trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gd của mình

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK