Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đám mây trắng xốp trên cao
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con các đớp ngôi sao
Giật mình mây vội bay vào rừng xa.
1) Đoạn thơ sau đc viết theo thể thơ nào.
2) Đối tượng đc nói đến trong đoạn thơ là gì?
3) Để miêu tả đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào, ghi lại những từ ngữ để thể hiện biện pháp tu từ đó.
4) Ghi lại các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn thơ đó
mn giúp em với ạ
`ttcolor{#88ffd7}{#KThw}`
`1)` Thể thơ: Lục bát.
`->` Đặc điểm: Một dòng thơ lục (`6` chữ) rồi lại đến một dòng thơ bát `(8` chữ). Tiếng cuối của dòng lục gieo vần với tiếng cuối của dòng bát, tiếng cuối của dòng bát lại gieo với tiếng cuối của dòng lục, tiếng cuối của dòng lục lại gieo với tiếng thứ `6` của dòng bát.
`2)` Đối tượng được nói đến trong đoạn thơ: Đám mây trắng.
`->` Chi tiết: Các dòng thơ đều nhắc đến sự vật ''Đám mây trắng'' với các tính từ gợi cảm được dùng để miêu tả như: trắng xốp, giật mình, vội.
`3)` Để miêu tả đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng đến BPTT: Nhân hóa.
`->` Những từ ngữ thể hiện BPTT đặc sắc đó: ''ngủ quên''; ''nghe'' (hành động của con người); ''giật mình''; ''vội'' (trạng thái của con người).
`=>` Sự vật ''đám mây trắng'' được thổi hồn bởi phép ''Nhân cách hóa'' `->` Tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động.
`4)`
`+` Danh từ: Đám mây, đáy hồ, cá, ngôi sao, rừng.
`+` Động từ: ngủ, dưới, nghe, đớp, bay, giật mình.
`+` Tính từ: trắng xốp, vội.
$#Phuc$
`1)` `-` Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
`->` Mỗi dòng thơ có `6` tiếng xen lẫn với dòng thơ `8` tiếng, cứ theo quy luật như vậy cho đến hết đoạn.
`2)` `-` Đối tượng được nói đến trong đoạn thơ là: đám mây trắng.
`->` DHNB: Cả đoạn thơ tác giả chỉ chú tâm miêu tả đám mây.
`3)` `-` Để miêu tả đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ Nhân hoá. ( Sử dụng các từ ngữ miêu tả động từ của người để miêu tả hoạt động của đám mây).
`+` Những từ ngữ để thể hiện biện pháp tu từ đó là: ngủ quên, đớp, nghe, giật mình, vội, bay.
`@` Tác dụng:
`-` Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tính biểu đạt của đoạn thơ, làm cho khổ thơ thêm phần sâu sắc, hay và hấp dẫn, thu hút người đọc hơn.
`-` Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để miêu tả sự vật giúp chúng trở nên thân thiện hơn với độc giả, qua đó còn khiến chúng tựa như được thổi hồn vào, làm cho sự vật thêm phần sinh động hơn.
`-` Góp phần khắc hoạ lại hình ảnh đám mây trắng một cách tươi đẹp, sinh động, giúp cho bạn đọc dễ dàng mường tượng được hình thù của mây, qua đó, còn giúp cho sự vật được miêu tả hiện lên một cách rõ ràng và chi tiết nhất.
`4)` `+` Danh từ: đám mây, đáy hồ, con cá, ngôi sao, mây, rừng.
`+` Động từ: ngủ quên, nghe, đớp, giật mình, bay.
`+` Tính từ: trắng xốp, cao, trong, vội, xa.
`->` Danh từ là từ chỉ sự vật (con người, con vật, đồ vật, cây cối, hiện tượng, đơn vị, khái niệm,...)
`->` Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
`->` Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK