Viết một bài giới thiệu về tiềm năng và giá trị du lịch biển.
Việt Nam là một đất nước thiên nhiên tươi đẹp, phủ đầy màu xanh của cây cối và thảm thực vật. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của Việt Nam là vẻ đẹp và tiềm năng kinh tế lớn của biển đảo. Biển đảo rộng lớn và hoang sơ đã làm tăng thêm vẻ đẹp của thiên nhiên và quang cảnh đất nước Việt Nam. Biển đảo nước ta trải dài từ phía Đông, Tây, Nam, Bắc và mỗi địa điểm, tỉnh thành đều có một vùng biển đảo riêng, là địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch.
Việt Nam có hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa, nằm sát ngoài biển Đông nhưng lại rất quan trọng với đất nước trong việc phát triển và giữ vững nền độc lập. Biển đảo của Việt Nam rất đa dạng, mỗi địa điểm đều mang một vẻ đẹp riêng và một nguồn lợi nhuận độc đáo. Ví dụ, biển đảo ở Nha Trang luôn mang một vẻ đẹp tự nhiên với nước biển xanh trong, gợn sóng nhẹ, thu hút rất nhiều du khách. Trong khi đó, vùng biển đảo Quảng Ngãi lại là di sản văn hóa biển với 50 di tích lịch sử và văn hóa, không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới.
Biển đảo của Việt Nam đóng góp cho sự phát triển của du lịch và nâng cao vẻ đẹp của đất nước. Nó cũng là nơi để sản xuất dầu khí và đánh bắt cá hải sản phục vụ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân lao động. Biển đảo mang lại cho con người những nguồn lợi nhuận to lớn để nâng cao đời sống. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang có ý định xâm lấn và chiếm đóng biển đảo của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân không biết bảo vệ và quý trọng mà còn tàn phá và bán biển đảo cho nước khác. Hành động này rất đáng bị chỉ trích và phản đối. Là con người Việt Nam, chúng ta được sinh ra trong một môi trường hòa bình và tự do, chúng ta phải bảo vệ những gì mà ông bà tổ tiên đã cống hiến sức lao động và trí tuệ để xây dựng. Ngoài ra, chúng ta cần yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đảm bảo biển đảo của đất nước ta luôn trong trạng thái xanh sạch đẹp. Đó mới là những hành động và những người đáng tự hào, đáng để khen ngợi.
Vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên hết sức phong phú, đa dạng về sinh học, các hệ sinh thái, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, ven biển và đảo với nhiều quy mô, hình thức. Đáng chú ý là, địa hình ven biển tạo nên nhiều cảnh quan kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch trên khắp chiều dài đất nước, như: đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả,… xen kẽ giữa các mũi nhô ra và vũng, vịnh ven bờ có 126 bãi cát biển đẹp (trong đó có khoảng 20 bãi cát đạt tiêu chuẩn quốc tế), cùng hàng trăm bãi biển nhỏ, đẹp, nằm ven các vịnh tĩnh lặng, quanh các đảo hoang sơ có thể khai thác, phát triển loại hình du ngoạn, picnic, v.v. Vùng biển ven bờ có khoảng trên 2.500 đảo lớn, nhỏ; nhiều đảo, cụm đảo có giá trị du lịch cao, như: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, v.v. Đây là tiềm năng lớn mà chúng ta đã, đang và sẽ tận dụng, khai thác phát triển du lịch biển.
Nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế của địa lý, Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007 của Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định: du lịch biển, đảo là một trong 05 lĩnh vực kinh tế biển, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế biển nói riêng, kinh tế đất nước nói chung. Thực hiện chủ trương đó, những năm qua, ngành du lịch biển nước ta được ưu tiên đầu tư phát triển và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm cho nhân dân các địa phương ven biển, bảo vệ tài nguyên, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh ven biển, trên biển, đảo. Hiện nay, nước ta còn nhiều khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch thuộc vùng ven biển chưa được đầu tư, khai thác tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhất là hệ thống đảo ven bờ. Tuy vậy, số lượng khách du lịch biển hằng năm vẫn chiếm từ 70% - 80% lượng khách du lịch, thu nhập từ hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch chung của cả nước. Điều này cho thấy, vai trò quan trọng của du lịch biển đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Thời gian tới, để khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng, lợi thế sẵn có phát triển du lịch biển, trước hết chúng ta cần tập trung quán triệt, thực hiện thắng lợi các chủ trương, khâu đột phá trong Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, du lịch và dịch vụ biển được xác định là ưu tiên hàng đầu: “Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ; tăng cường năng lực tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển. Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân”.
Theo đó, các cấp, ngành, địa phương, nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cấp ủy, chính quyền các địa phương ven biển cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển theo Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Đảng.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK