Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 ĐẾN CHẾT VẪN HÀ TIỆN Ngày xưa có anh nhà...

ĐẾN CHẾT VẪN HÀ TIỆN Ngày xưa có anh nhà giàu, tính hà tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. Có người bạn rủ ra tỉnh chơi, a

Câu hỏi :

ĐẾN CHẾT VẪN HÀ TIỆN Ngày xưa có anh nhà giàu, tính hà tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. Có người bạn rủ ra tỉnh chơi, anh ta nấn ná không đi vì sợ đi với bạn phải đãi bạn. Bị người ta chê cười mãi, một hôm, anh ta vào buồng giắt một quan tiền vào lưng, rồi sai một người ở cùng đi lên tỉnh. Đến tỉnh, anh trông thấy cái gì cũng muốn mua, nhưng sợ mất tiền rồi lại thôi. Trời nắng như thiêu, anh muốn vào quán uống nước, nhưng sợ phải trả tiền cho người nhà, đành đi qua. Đến chiều trở về, khi qua đò, đến giữa dòng, anh khát quá không chịu được mới cúi xuống uống nước chẳng may lộn cổ xuống sông. Anh người nhà vội kêu to lên: Ai cứu chủ tôi, xin thưởng một quan tiền! Anh keo kiệt đương loay hoay giữa dòng, nghe tiếng, cố ngoi lên nói: Một quan đắt lắm! Anh người nhà vội chữa lại: Thôi thì năm tiền vậy! Anh keo kiệt lại cố ngoi lên một lần nữa và chỉ kịp nói: Năm tiền còn đắt quá! rồi chìm nghỉm. Hãy trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8 bằng cách ghi lại đáp án em cho là đúng nhất vào tờ giấy thi (0.25 điểm/câu): Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào dưới đây? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cười C. Truyện đồng thoại D. Truyện cổ tích Câu 2. Câu chuyện Đến chết vẫn hà tiện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ Câu 3. Phương án nào sau đây nêu không đúng đặc sắc nghệ thuật của văn bản trên? A. Nhân vật thường là loài vật được nhân hóa B. Cốt truyện đơn giản, ít nhân vật C. Mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ D. Ngôn ngữ dân dã, hài hước, nhiều ẩn ý Câu 4. Chủ đề của văn bản trên là A. phê phán hủ tục lạc hậu B. răn dạy đạo lí truyền thống C. ca ngợi đức tính tốt đẹp D. phê phán thói hư tật xấu Câu 5. Sự việc nào sau đây không xuất hiện trong văn bản trên? A. Anh nhà giàu ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc. B. Anh nhà giàu chẳng may lộn cổ ngã xuống sông. C. Anh nhà giàu mời bạn lên tỉnh chơi một bữa. D. Anh nhà giàu giắt một quan tiền vào lưng rồi sai người ở cùng đi lên tỉnh. Câu 6. Câu văn Trời nắng như thiêu, anh muốn vào quán uống nước, nhưng sợ phải trả tiền cho người nhà, đành đi qua có phép tu từ gì A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa Câu 7. Dấu chấm lửng trong câu: Năm tiền còn đắt quá! ở văn bản trên được dùng để A. thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. B. tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. C. chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. D. chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị sự hài hước, châm biếm. Câu 8. Trong đoạn trích trên, nhân vật anh chàng nhà giàu được miêu tả qua những phương diện nào dưới đây? A. Lời nói, hành động. B. Lời nói, suy nghĩ. C. Thái độ, cử chỉ. D. Hành động, suy nghĩ. Câu 9 .Giải thích nghĩa của từ hà tiện trong câu: Ngày xưa có anh nhà giàu, tính hà tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu.. Câu 10 .Trong câu chuyện trên, tính cách hà tiện của anh chàng nhà giàu được thể hiện qua những chi tiết nào? Tìm một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có ý nghĩa gần gũi với nội dung câu chuyện trên.

Lời giải 1 :

1, B

2, C (Người kể chuyện là tác giả)

3, A. Nhân vật thường là loài vật được nhân hóa

4, D. phê phán thói hư tật xấu

5, C. Anh nhà giàu mời bạn lên tỉnh chơi một bữa.

6.C. So sánh (Trời nắng như thiêu)

7. A. thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

8.B. Lời nói, suy nghĩ.

9. hà tiện: không dám tiêu pha gì, chỉ muốn dành dụm, nhiều khi đến quá mức thành bủn xỉn

10. 

Anh không dám ăn tiêu gì, không dám đi tỉnh chơi vì sợ phải đãi bạn, không dám uống nước vì sợ phải trả tiền, thà chết đuối cũng không muốn đưa tiền để người khác cứu mình

- Thành ngữ: Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK