Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
Câu 2. Nêu đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
Câu 3.Trình bày đặc điểm tài nguyên biển và thềm lục địa ở Việt Nam.
Đáp án $+$ giải thích các bước giải:
Câu 1 :
Trả lời:
Địa hình:
$-$ Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn,
vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...
$-$ Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo. Các đảo và quần đảo của nước ta đóng vai trò rất quan
trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.
Khí hậu:
$-$ Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
$-$ Nhiệt độ TB năm khá cao, khoảng 260C và tăng dần từ Bắc vào Nam.
$-$ Lượng mưa trung bình trên biển từ 1 100 đến 1 300 mm/năm, thấp hơn lượng mưa trung
bình trên đất liền của nước ta.
$-$ Gió: Có 2 mùa đông bắc và tây nam. Riêng Vịnh Bắc Bộ gió hướng đông nam. Gió trên
biển mạnh hơn trên đất liền.
$-$ Bão: TB mỗi năm có 9-10 cơn bão ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão ảnh hưởng trực
tiếp vào đất liền Việt Nam.
Hải văn:
$-$ Các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa
hạ.
$-$ Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven
bờ ra ngoài khơi. Độ muối bình quân của Biển Đông là 32 – 33%0. Độ muối thay đổi theo
khu vực, theo mùa và theo độ sâu.
$-$ Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau.
Câu 2:
Môi trường biển đảo Việt Nam:
$-$ Môi trường nước biển: chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt, môi trường nước xa bờ,
chất lượng nước biển tương đối ổn định.
$-$ Môi trường bờ biển, bãi biển: có nhiều dạng địa hình tạo nên những cảnh quan đẹp và phân
hoá đa dạng.
$-$ Môi trường các đảo, cụm đảo: chưa bị tác động mạnh, chất lượng môi trường nước xung
quanh đảo khá tốt.
$-$ Môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.
Biện pháp
$-$ Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng.
$-$ Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, làm đẹp cảnh quan, môi trường biển đảo…
$-$ Tham gia các hoạt động khắc phục và làm giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra.
$-$ Tổ chức học tập và thực hành các kĩ năng sống thích ứng với những thay đổi của tự nhiên
vùng biển đảo…
Câu 3:
Tài nguyên sinh vật:
$-$ Tài nguyên sinh vật biển nước ta phong phú và đa dạng.
$-$ Thực vật: rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới; trên 600 loài rong biển, 400 loài tảo biển.
$-$ Động vật: hơn 2000 loài cá, hàng nghìn loài giáp xác, nhuyễn thể, hàng trăm loài chim biển.
Tài nguyên khoáng sản:
$-$ Dầu mỏ và khí tự nhiên: khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí ở thềm lục địa phía
nam.
$-$ Muối: phân bố chủ yếu ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
$-$ Các tài nguyên khác: titan, cát thủy tinh, phốt pho, băng cháy, đồng, chì, kẽm...
Tài nguyên du lịch:
$-$ Dọc bờ biển nước ta có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát phẳng, nhiều bãi tắm đẹp.
$-$ Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn, như: vịnh Hạ Long, đảo Phú
Quốc,…
Tài nguyên khác:
$-$ Năng lượng gió: tốc độ trên 6m/s, có nơi trên 10m/s.
$-$ Năng lượng thủy triều: 2 khu vực có tiềm năng lớn là Móng Cái đến Thanh Hóa, Mũi Ba
Kiệm đến Cà Mau.
$\textit{Chúc bạn học tốt}$.
$\color{red}{nhatquangintrovert}$
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK