Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu...

chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: cánh diều no gió sáo nó thổi vang sao trời trôi qua diều thành trăng vàng cánh diều

Câu hỏi :

chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

cánh diều no gió

sáo nó thổi vang

sao trời trôi qua

diều thành trăng vàng

cánh diều no gió

tiếng nó trong ngần

diều hay chiếc thuyền

trôi trên sông ngân

cánh diều no gió

tiếng nó chơi vơi

diều là hạt cau

phơi trên nong trời

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

 Biện pháp tu từ được sử dụng cho các câu thơ sau có :

$-$ So sánh 

$-$ Điệp ngữ 

$-$ Nhân hoá 

$-$ Câu “diều là hạt cau / phơi trên nong trời” sử dụng biện pháp so sánh. Ở đây, hình ảnh "hạt cau" được so sánh với "diều", giúp gợi lên hình ảnh cánh diều bay lượn nhẹ nhàng trên bầu trời giống như những hạt cau được phơi khô. 

$-$ Câu thơ bắt đầu bằng "cánh diều no gió" lặp lại nhiều lần tạo cảm giác nhịp nhàng, và phong phú cho bài thơ. Điệp ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh cánh diều, làm nổi bật chủ đề của bài thơ 

$-$ "tiếng nó trong ngần", "tiếng nó chơi vơi" (cánh diều) thể hiện sự sống động của cánh diều, qua đó gợi lên cảm xúc và sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.

$-$ Tác dụng :

$+$ Tạo cảm giác gần gũi hơn 

$+$ Giúp người đọc như nhìn thấy tuổi thơ của mình qua bài đọc

$+$ Làm nổi bật hình ảnh cánh diều, cho thấy sự tự do, bay bổng và niềm vui trong cuộc sống.

꧁ thuytien9425 ꧂

Lời giải 2 :

`-` Những biện pháp tu từ `+` tác dụng của chúng: 

`@` BPTT: Điệp từ "cánh diều no gió" (lặp lại 3 lần) 

`=>` Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh cánh diều bay phấp phới trước gió, tràn trề sức sống cuồn cuộn bay lên, việc lặp lại khiến cho hình ảnh cánh diều nổi bật hơn và tạo nhịp điệu cho bài thơ, liên kết các câu thơ với nhau. 

`@` BPTT: So sánh "diều" với "trăng vàng", "chiếc thuyền trôi trên sông ngân", "hạt cau phơi trên nong trời" 

`=>` Tác dụng: Việc so sánh diều với rất nhiều hình ảnh sinh động khiến cho hình ảnh "diều" như được thổi hồn vào,càng thêm gợi hình gợi cảm, rồi từ đó mà bài thơ càng hấp dẫn người đọc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

`@` BPTT: Nhân hóa "tiếng nó" , gọi "diều" là "nó" , "no gió" 

`=>` Tác dụng: giúp cho hình ảnh diều trở nên gần gũi, sinh động,có hồn hơn. Hình ảnh "diều" như được trở thành một người bạn thân thuộc. Và nhờ đó tác giả dẫn dắt người đọc vào thế giới của họ, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu với "cánh diều" - một người bạn tuổi thơ của biết bao người và trong đó hẳn là có tác giả. 

`-------------` 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK