Trang chủ GDCD Lớp 10 Câu 61: Theo quy định của pháp luật, nội dung...

Câu 61: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực dân sự? Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Câu hỏi :

Câu 61: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực dân sự?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  2. Quyền nghiên cứu khoa học. D. Quyền bí mật thư tín, điện tín.

Câu 62: Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo?

  1. Phê phán mọi hình thức học tập. B. Nâng cao trình độ học vấn.
  2. Đổi mới phương pháp học tập. D. Mở rộng quy mô các cấp học.

Câu 63: Cơ quan có thẩm quyền xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  1. Tòa án nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân.
  2. Hội dồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.

Câu 64: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Đảm bảo tính pháp quyền.
  2. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. D. Phân chia tam quyền phân lập.

Câu 65: Nguyên tắc nào dưới đây thiết lập nền tảng hình thành bộ máy nhà nước Việt Nam?

  1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  2. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  3. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
  4. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 66: Theo luật tổ chức Quốc hội thì cơ quan nào dưới đây được gọi là cơ quan các cơ quan chuyên môn của Quốc hội?

  1. Bộ giáo dục và đào tạo. B. Văn phòng chính phủ.
  2. Ủy ban văn hóa, giáo dục. D. Ủy ban liên hiệp Thanh niên.

Câu 67: Theo quy định của pháp luật, về mặt tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được chia thành 4 cấp gồm

  1. Tối cao, cấp cao, cấp tỉnh, huyện. B. Tối cao, cấp tỉnh, huyện, cấp xã.
  2. Cấp cao, cấp tỉnh, huyện, cấp xã. D. Tối cao, cấp cao, trung ương, cấp tỉnh.

Câu 68: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, Ban nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân?

  1. Ban văn hóa - xã hội. B. Ban pháp chế.
  2. Ban giải phóng mặt bằng. D. Ban kinh tế.

Câu 69: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

  1. lợi ích kinh tế của mình. B. quyền và nghĩa vụ của mình.
  2. các quyền của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 70: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện

  1. một lần trong thực tiễn. B. lặp đi lặp lại trong thực tế.
  2. cố định trong một năm. D. linh động tùy trường hợp.

Lời giải 1 :

Câu 61: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực dân sự? Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền nghiên cứu khoa học. D. Quyền bí mật thư tín, điện tín. Câu 62: Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo? Phê phán mọi hình thức học tập. B. Nâng cao trình độ học vấn. Đổi mới phương pháp học tập. D. Mở rộng quy mô các cấp học. Câu 63: Cơ quan có thẩm quyền xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tòa án nhân dân. B. Viện kiểm sát nhân dân.

Lời giải 2 :

61. C

->  Quyền nghiên cứu khoa học là quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực khoa học - công nghệ

-> Quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực dân sự bao gồm có 

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

+ Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

62. A

- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo

+ Nâng cao trình độ học vấn.

+ Đổi mới phương pháp học tập.

+ Mở rộng quy mô các cấp học.

63. A

-> Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

64. Phân chia tam quyền phân lập.

-> Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
+ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân -> Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ -> Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa -> Đảm bảo tính pháp quyền.

65. A

-> Nguyên tắc  thiết lập nền tảng hình thành bộ máy nhà nước Việt Nam là Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Vì 

+ Nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chiu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.

+ Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.

66. C

-> Quốc hội thành lập 10 cơ quan chuyên môn gồm:

 Hội đồng Dân tộc - Ủy ban Pháp luật -  Ủy ban Tư pháp - Ủy ban Kinh tế - Ủy ban Tài chính, Ngân sách - Ủy ban Quốc phòng và An ninh - Ủy ban Văn hoá, Giáo dục - Ủy ban Xã hội - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Ủy ban Đối ngoại.

67. A

->  Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

- Ngoài ra còn có viện kiểm sát quân sự

68. C

-> Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban Pháp chế, Ban Văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban Dân tộc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban Dân tộc quy định tại khoản này.

69. D

-> Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

- Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại va xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

70. A

-> Văn bản áp dụng pháp luật:

+ Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định, được thực hiện một lần trong thực tiễn.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK