Giúp iemm với ạaaaaa. Cảm ơnnn
Câu 2:
`-` " Phòng, chống cháy nổ là nghĩa vụ của tất cả mọi người. ", em đồng ý với ý kiến trên. Việc phòng chống cháy nổ không chỉ là nghĩa vụ của một cá nhân mà là nghĩa vụ của toàn thể xã hội, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình. Tất cả mọi người phải có ý thức trong việc phòng, chống cháy nổ.
`-` Những biện pháp để rèn luyện bản thân trở thành người biết phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại là:
`+` Tự giác tìm hiểu, học hỏi các cách phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
`+` Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
`+` Tuyên truyền, vận động bạn bè, mọi người xung quanh thực hiện đúng các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
`+` Có ý thức, chủ động trang bị kĩ năng cho mình về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
Câu 3:
`-` " Vợ chồng xô xát là chuyện riêng của gia đình, không ai được quyền can thiệp. ", em không đồng ý với ý kiến trên. Vì những hành động "xô xát"( xô xát ở đây có thể là đánh nhau, cấu giật lên cơ thể,... ) có thể là bạo lực gia đình. Việc xô xát có thể là việc bất đồng quan điểm của 2 vợ chồng có thể dẫn tới việc đánh nhau. Nếu giải quyết theo gia đình thì việc bạo lực gia đình đó có thể được tiếp diễn ngày ngày sẽ nặng hơn, có thể gây thương tích trên cơ thể 2 người. Vì vậy cần có sự can thiệp bên ngoài để có thể ngăn chặn việc bạo lực gia đình này lại,nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài khi có tình huống khẩn cấp hay nhận lời khuyên, tìm biện pháp giải quyết sao cho hợp lý nhất.
`-` Những biện pháp để rèn luyện bản thân trở thành người biết phòng, chống bạo lực gia đình là:
`+` Tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của mọi người về bạo lực gia đình.
`+` Tìm hiểu, học hỏi về các phòng, chống bạo lực gia đình.
`+` Trang bị cho mình những kĩ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
`+` Luôn có ý thức, đối xử bình đẳng với mọi người xung quanh, tuân thủ các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình.
$#chithanh17062010$
Đáp án:
2 . Đồng ý 3 Không đồng tình
Giải thích các bước giải:
2 Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của mọi công dân, cơ quan, tổ chức và xã hội.
- Để phòng ngừa bạo lực gia đình, mỗi cá nhân cần:
+ Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.
+ Nói không với mọi biểu hiện bạo lực gia đình và các biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu.
+ Có kế hoạch an toàn khi xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng: cách liên lạc với bên ngoài, nơi trú ẩn an toàn,.....
- Để phòng ngừa bạo lực gia đình, các tổ chức xã hội, cần:
+ Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.
+ Xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK