* - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức léo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà Lý trưởng sẩn số bước đến, hươ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nằm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chành hầu cận ông Lý yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lăng cho một cái, ngã nhào ra thêm. Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt đắm ngồi lên lại nằm xuống, vừa run vừa rên : Câu 5 ND ch U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội. Chị Dậu vẫn chưa nguôi giận; - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Người nhà lý trường hết cơn lặng cá, lóp ngóp bò dậy hắn chỉ vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa." (Theo Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
1. Xác định ngôi kể, thể loại của đoạn trích trên. 2. Tóm tắt đoạn trích? 3. Xác định cấu tạo của câu văn sau và cho biết đó là kiểu câu nào? Ý nghĩa nội dung câu có quan hệ như thế nào? Hai người giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. 4. Cho câu văn: Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. a. Trong câu có dùng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? b. Hãy tìm 5 thành ngữ có cách nói : Nhanh như cắt 5. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích? ( đoạn văn 10 - 12 dòng)
Câu 1:
a.Tắt đèn được viết vào năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đói kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc đặc biệt là người nông dân. ... Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố.
b.Nội dung:Qua đoạn trích trên ta thấy chị Dậu là người yêu thương chồng hết mực và ghét cay ghét đắng những kẻ chỉ biết áp bức và bóc lột.
Câu 2:Qua đoạn trích trên ta có thể thấy được sự căm thù của chị Dậu dành cho bọn áp bức bóc lột.Chị là một con người dũng cảm dám làm mọi thứ để bảo vệ người thân của chị.Một người phụ nữ biết đứng lên đấu tranh đòi lại công lí và hết mực yêu thương chồng là chị.Người như chị ngày xưa thì hiếm mà có được một người can đảm dám đấu lại với quy luật xưa kia.
Câu 3:-"Ngay "là hành động thách thức⇒Thể sự thách thức của chị Dậu đối với cai lệ
-"Thế"là câu cầu khiến⇒Sự cầu khiến của anh Dậu ngay vợ mình lại
Câu 4:Câu này thuộc kiểu câu ghép
⇒Hai người// giằng co nhau du đẩy nhau, rồi ai nấy //đều buông gậy ra, áp vào vật nhau
CN1 VN1 CN2 VN2
Câu 5:-Phép so sánh
⇒Thấy được sự nhanh nhẹ của chị Dậu khi ra tay đánh
b.-"Nhanh như cắt"
-"Chậm như rùa
-"Nhanh như chớp"
-"Khỏe như trâu"
-"ăn như voi"
cho c ctlhn nhé
𝚁𝚞𝚋𝚢
Câu `1:`
`-` Ngôi kể: Ngôi thứ ba
`@` Giải thích: Người kể giấu mặt xuyên suốt đoạn trích.
`-` Thể loại: Văn bản tự sự
Câu `2:`
`-` Tóm tắt đoạn trích: Đoạn trích kể về sự chống trả và vùng lên của chị Dậu dành cho bọn lí trưởng khi chúng đến để bắt anh Dậu đi. Sau cuộc đánh nhau, người nhà lý trưởng tuy miệng chửi nhưng không dám đến gần chị nữa.
Câu `3:`
''Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau''
`-` Vế câu:
`+` Vế `1:` hai người giằng co nhau, du đẩy nhau
`+` Vế `2:` ai nấy đều buông gâỵ ra, áp vào vật nhau
`+` Quan hệ từ: rồi
`-` Cụm chủ vị:
`+` Chủ ngữ `1:` hai người
`+` Vị ngữ `1:` giằng co nhau, du đẩy nhau
`+` Chủ ngữ `2:` ai nấy
`+` Vị ngữ `2:` đều buông gậy ra, áp vào vật nhau
`+` Quan hệ từ: rồi
`=>` Xét theo cấu tạo, câu trên thuộc kiểu câu ghép.
`=>` Ý nghĩa nội dung câu có quan hệ từ: Khiến nội dung trở nên chi tiết và rõ ràng hơn, giúp người đọc cảm nhận được việc đánh nhau dường như không hồi kết của chị Dậu lẫn người nhà lí trưởng.
Câu `4:`
`a)`
`-` Biện pháp tu từ: So sánh `(` ''nhanh như cắt'' `)`
`=>` Tác dụng: Gợi lên sự nhanh chóng, nhanh đến bất ngờ, cực nhanh và rất mau lẹ hệt như loài chim cắt của chị Dậu khi đánh trả người nhà lí trưởng. Qua đó, tác giả đã bộc lộ sự bất ngờ, ngỡ ngàng đến ngạc nhiên dàn cho chị Dậu. Đồng thời tăng sức gợi hình, gợi tả, khiến câu văn thêm phần sinh động, hấp dẫn hơn đối với người đọc, người nghe.
`b)`
`-` Thành ngữ có cách nói ''Nhanh như cắt'':
`+` Nhanh như sóc
`+` Nhanh như chớp
`+` Nhanh như thổi
`+` Nhanh như tàu bay
`+` Nhanh như gió
Câu `5:`
Tác phẩm ''Tắt đèn'' của Ngô Tất Tố là một tác phẩm văn chương nổi tiếng của nền văn học nước nhà. Nhưng em ấn tượng nhất với đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'' kể lại sự vùng lên chống trả bọn người nhà lí trưởng của chị Dậu. Chính đoạn trích ấy đã mang đến cho em nhiều cảm nghĩ về chị Dậu. Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích trước hết đối em, chị chính là một người phụ nữ yêu thương và luôn quan tâm đến chồng mình, chị dám vùng lên và chống trả lại người nhà lí trưởng vì chồng. Không những vậy, chị tuy mang thân phận người phụ nữ nhưng lại chẳng hề mềm yếu, chị mạnh mẽ và mang trong mình một sự chống lại cái sai, cái ác mãnh liệt. Chị dám đánh trả bọn người nhà lí trưởng độc ác đã thể hiện được một tư tưởng ngàn đời nay ''Có áp bức thì ắt có đấu tranh''. Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích đã biểu tượng cho những người dân nghèo khổ, khổ đến cùng cực trước những sưu cao thuế nặng. Qua nhân vật chị Dậu, tác giả đã dường như lớn tiếng phê phán xã hội sưu cao thuế nặng ấy, một xã hội chẳng hề lấy nổi sự công bằng ấy và thương xót thay cho những người dân nghèo khổ thời bấy giờ.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK