Cách vẽ biểu đồ cột, tròn ,miền
<Đáp án + Giải thích các bước giải>
* Cách vẽ biểu đồ cột:
Bước 1: Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
- Quan sát bản đồ lớn để tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất để xây dựng hệ trục tọa độ.
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
- Xây dựng hệ trục tọa độ hợp lí chiều cao trục tung = 2/3 chiều dài trục hoành.
Bước 2: Vẽ biểu đồ
- Đánh số chuẩn trên trục tung phải cách đều nhau.
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).
- Cột đầu tiên phải cách trục tung khoảng 0,5-1,0 cm (trừ biểu đồ lượng mưa).
- Độ rộng các cột phải đều nhau.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
- Viết số liệu trên đỉnh cột, trong cột (nếu là cột chồng).
- Viết đơn vị vào trục tung và trục hoành.
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
* Cách vẽ biểu đồ tròn:
Bước 1 : Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
- Một số dụng cụ cầm dùng: compa, thước đo góc, máy tính, bút chì,…
- Phân tích và xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %).
- Không được tự sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).
- Nếu có yêu cầu thể hiện quy mô thì cần phải xác định bán kính của hình tròn.
Bước 2 : Vẽ biểu đồ
- Kẻ đường thẳng bán kính trước khi vẽ đường tròn.
- Khi vẽ nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.
- Nếu vẽ 2, 3 đường tròn thì nên xác định tâm các đường tròn nằm trên một đường thẳng.
- Hình tròn là 360o tương ứng tỉ lệ 100% ⇒ tỉ lệ 1% ứng với 3,6o trên hình tròn.
Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ
- Điền đầy đủ số liệu lên biểu đồ, tỉ lệ % nào quá nhỏ có thể để cạnh nan quạt ngoài biểu đồ.
- Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ.
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
* Cách vẽ biểu cột miền:
Bước 1 : Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ
- Phân tích và xử lí số liệu.
- Xác định tỉ lệ, phạm vi khổ giấy phù hợp.
- Không được tự ý sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).
Bước 2 : Vẽ biểu đồ
- Xây dựng hình chữ nhật hợp lý chiều cao (trục tung) = 2/3 chiều dài (trục hoành).
- Đánh số chuẩn trên trục tung (%) phải cách đều nhau (0, 10, 20,... 100 hoặc 0, 20, 40,...,100).
- Năm đầu tiên và năm cuối cùng chính là trục tung 2 bên.
- Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ.
- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm).
Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ
- Ghi số liệu ở giữa của miền (không giống cách ghi như biểu đồ đường).
- Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK