Nêu điểm giống và khác nhau của chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược việt nam hóa chiến tranh
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đều là những chiến lược quan trọng trong chiến tranh Việt Nam, và dưới đây là điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược này:
Điểm giống nhau:
- Cả hai đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
-Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
-Sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự từ Mỹ để tiến hành chiến tranh.
-Áp dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.
-Mục tiêu chiến tranh là nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
Điểm khác nhau:
- Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968): Quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn tham gia trực tiếp. Phạm vi và quy mô chiến tranh rộng lớn, bao gồm cả Việt Nam.
- Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973): Chủ yếu sử dụng quân đội tay sai, với sự phối hợp không quân và hậu cần của Mỹ do cố vấn Mỹ chỉ huy. Phạm vi chiến tranh mở rộng ra toàn Đông Dương.
=> Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” nhấn mạnh việc đổ quân viễn chinh Mỹ và quân thân Mỹ vào Việt Nam, tiến hành các cuộc phản công chiến lược và kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trong khi đó, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” tập trung vào việc xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu, quân Mỹ rút dần về nước và mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra Campuchia và Lào
`@` Giống
`+`có xu hướng tập trung vào các khu vực cụ thể
`+`tối đa hóa hiệu quả quân sự
`@` Khác
`*` Bối cảnh, chính trị
`+` Chiến tranh cục bộ: áp dụng trong các cuộc chiến tranh lớn,thường liên quan đến việc triển khai quân đội lớn và chiến đấu trực tiếp với kẻ thù ở những khu vực chiến lược quan trọng
`+` chiến lược việt nam hoá chiến tranh:áp dụng từ năm 1969 ,làm giảm bớt sự tham gia quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ và chuyển giao trách nhiệm chiến đấu cho quân đội miền Nam Việt Nam
`*`cách tiếp cận:
`+`Chiến Lược Chiến Tranh Cục Bộ:sử dụng lực lượng quân sự của các cường quốc để đạt được các mục tiêu chiến lược
`+`Chiến Lược Việt Nam Hóa Chiến Tranh:chú trọng vào việc chuyển giao trách nhiệm cho quân đội địa phương
`*`can thiệp
`+` chiến lược chiến tranh cục bộ :đòi hỏi việc triển khai lực lượng quân đội lớn và trực tiếp chiến đấu tại các khu vực chiến lược quan trọng.
`+` Chiến Lược Việt Nam Hóa Chiến Tranh: Tập trung vào việc giảm thiểu sự can thiệp quân sự trực tiếp của các cường quốc, tăng cường vai trò quân đội địa phương
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK