Trang chủ Khác Lớp 6 Lớp em có một bạn D thích bạn Du. Nhưng...

Lớp em có một bạn D thích bạn Du. Nhưng mà sau này cảm thấy tính bạn Du thay đổi nên bạn D không thích bạn Du nữa, một phần cũng vì bạn Du thân với bạn lớp trư

Câu hỏi :

Lớp em có một bạn D thích bạn Du. Nhưng mà sau này cảm thấy tính bạn Du thay đổi nên bạn D không thích bạn Du nữa, một phần cũng vì bạn Du thân với bạn lớp trưởng là P. Rồi bạn của bạn D (gồm khoảng 20 bạn) thấy vậy nên cũng ghét bạn P. Hai phe cãi nhau, chửi nhau. Bạn P đã nhiều lần cố gắng hòa giải nhưng những bạn của D vẫn không chịu nghe, và tiếp tục gây war. Bạn P không chịu được nữa nên đã tham gia chửi nhau. Nhóm bạn của D muốn bạn P ra khỏi lớp nhưng biết là không thể, nên muốn bạn P ra khỏi tổ bằng cách tố cáo tội của bạn P với giáo viên chủ nghiệm. Trong khi đó bạn P nói với bạn của em là bạn ấy không sợ, vì đó là những tội cũ và bây giờ bạn ấy đã thay đổi. Đến giờ chỉ có bạn Du là im lặng trong vụ này, chỉ lên tiếng can ngăn xung đột.

a, Theo bạn, ai đúng trong vụ này, ai sai trong vụ này ( vì sao)? Hãy nhận xét từng nhân vật.

b, Em, giáo viên, các bạn nên giải quyết như thế nào cho hợp lí?

c, Tính cách bảo thủ của con người vẫn có, sau khi phân giải nếu vẫn có phe nói xấu phe kia, phe kia phát hiện cũng nói xấu, rồi hai phe lại có war. Nếu cứ như vậy sẽ tạo ra một vòng lặp, trong trường hợp đó, các nhân vật cần làm gì?

- Các bạn làm có tâm giúp mình và không cần theo quy tắc của môn GDCD lắm, mình cảm thấy đây là tình huống thực tế nên có những việc sách vở cũng sẽ không thực tế được. Các bạn nghĩ sao viết vậy, mình sẽ tham khảo ý kiến của các bạn ạ.

Lời giải 1 :

$\text{#233}$ 

a, Theo bạn, ai đúng trong vụ này, ai sai trong vụ này ( vì sao)? Hãy nhận xét từng nhân vật. 

$\text{-}$ Theo em trong trường hợp này mỗi bạn đều có những cái đúng và cái sai của riêng mình 

    $\text{+}$ Bạn P tuy không trực tiếp gây sự hay tỏ thái độ với bạn của D cũng như đã cố gắng hòa giải tuy nhiên đã không thể giữ được bình tĩnh của mình đánh mất tâm lý bình tĩnh của người lớp trưởng mà thay vào đó là tham gia nói đểu chửi nhau với bạn của D 

   $\text{+}$ Bạn của D tuy cũng chỉ vì nghĩ cho bạn mình nên cảm thấy bất bình những việc ghét P để gây ra hậu quả cãi nhau nói xấu chia bè phái là hoàn toàn sai. Hơn hết còn khá cố chấp khi bản thân P đã cố gắng hòa giải để mọi chuyện êm xuôi nhưng vẫn nhất quyết không đồng ý cho thấy bạn của D là kiểu người khá ngang bướng.

  $\text{+}$ Bản thân D tuy không có quá nhiều phần sai dù đã lên tiếng can ngăn xung đột nhưng lại không hề đính chính sự việc D nên làm rõ cho mọi người đều hiểu cũng như để kết thúc sự vc này. 

b, Nếu em là giáo viên sẽ khuyên các bạn nên giải quyết như thế nào cho hợp lí? 

$\text{-}$ Nếu em là giáo viên em sẽ 

  $\text{+}$ Khuyên các bạn nên tìm hiểu rõ cặn kẽ vấn đề từ đó đưa ra giải pháp hợp lý 

  $\text{+}$ Khuyên các bạn nên có hành vi tôn trọng lẫn nhau không nên xúc phạm cũng như chia bè kết phái gây ảnh hưởng mất đoàn kết trong tập thể lớp 

c, Tính cách bảo thủ của con người vẫn có, sau khi phân giải nếu vẫn có phe nói xấu phe kia, phe kia phát hiện cũng nói xấu, rồi hai phe lại có war. Nếu cứ như vậy sẽ tạo ra một vòng lặp, trong trường hợp đó, các nhân vật cần làm gì?

$\text{+}$ Nhân vật D nên giải thích rõ ràng với cả 2 bên không nên chỉ im lặng 

$\text{+}$  Bạn P nên báo cáo với giáo viên chủ nhiệm hoặc ban cán bộ nhà trường để giải quyết sự việc 1 cách triệt để chứ không thế để bản thân bị tức giận sâm lấn dẫn tới mất kiểm soát hành vi như lại tham gia cãi cọ chửi nhau

$\text{+}$  Nhóm bạn của D nên nhìn nhận lại sự việc xem có thực sự là P đã sai hay không việc Du thân thiết với lớp trưởng không có nghĩa là P cản trở D thích Du . cũng như cũng cần giữ bình tĩnh trong mọi việc không nên vì 1 phút bốc đồng mà nổi cáu vô lý mặc lời khuyên ngăn của D vẫn bất chấp cãi cọ chửi nhau 

Lời giải 2 :

`a.` Trong trường hợp này khó để giải thích ai đúng ai sai vì :
`-` Bạn D : Có quyền thay đổi quan điểm về một người khi cảm thấy tính cách của họ thay đổi. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định một cách đột ngột và không cân nhắc có thể gây ra xung đột và cãi nhau trong lớp học.
`-` Bạn Du : Bạn Du đúng vì bạn không tham gia vào tranh cãi vmaf can ngăn
`-` Bạn P : Lúc đầu cố gắng hoà giải, không muốn tranh cãi nhưng về sau bạn cũng tranh cãi với bạn D
`b.` Để giải quyết sự việc này, em và các bạn cần thực hiện các bước sau:
`-` Cần thảo luận luận và trao đổi với nhau lịch sự
`-` Khuyến khích mọi người lắng nghe và tôn trọng quan điểm của nhau.
`-` Tìm ra các giải pháp phù hợp để hòa giải, tránh xung đột về sau
`-` Nói với các bạn cần đoàn kết để tạo môi trường học tập trong lớp
`c.` Trong trường hợp tiếp tục xung đột và tranh cãi, các nhân vật cần thực hiện các biện pháp sau :
`-` Tìm hiểu và chấp nhận quan điểm của đối phương.
`-` Tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp hợp lí
`-` Học cách thấu hiểu và tha thứ cho nhau, đồng thời học cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và hiệu quả.
`-` Tạo ra một môi trường hòa thuận và tích cực trong lớp học, khuyến khích sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK