Trang chủ Sử & Địa Lớp 6 Câu 1 : a ) Tại sao Ngô Quyền lại...

Câu 1 : a ) Tại sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng để làm trận địa chống quân Nam Hán ?              b ) Khi tấn công nước ta quân Nam Hán gặp những khó khă

Câu hỏi :

Câu 1 : a ) Tại sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng để làm trận địa chống quân Nam Hán ?

             b ) Khi tấn công nước ta quân Nam Hán gặp những khó khăn gì ? 

             c ) Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền 

Lời giải 1 :

a) Ngô Quyền chọn Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán vì : 

`-` Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam Trung Quốc tiến ra. 

`-` Sông Bạch Đằng có hai bên bờ là rừng rậm, thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục. Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu nhiều ảnh hưởng của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau lớn nên thuận lợi với việc xây dựng trận địa cọc ngầm.

b) Khi tấn công nước ta, quân Nam Hán gặp các khó khăn : 

`-` Không thuộc đội hình, không nắm được đặc điểm thủy triều lên xuống của sông Bạch Đằng. 

`-` Quân Nam Hán mang thái độ chủ quan, khinh địch. 

c) Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền : 

`-` Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

`-`  Nghĩ ra cách sử dụng cọc ngầm và quy luật của thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu. 

`-` Tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng hợp lí, linh hoạt để tiêu diệt quân địch. 

Lời giải 2 :

Đáp án + giải thích các bước :

Câu 1 :

a/ Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng vì :

- Địa thế hiểm trở , thuận lợi cho việc mai phục quân giặc 

- Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa , vì vậy , muốn xâm nhập vào Đại Việt , quân Nam Hán cần đi qua cửa biển này 

-  Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, có nhiều núi cao, nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời; cây cối um tùm che lấp bờ sông.

- Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại sâu, từ 8 mét - 18 mét. Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh, ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

b )

Quân Nam Hán gặp khó khăn vì :

-Không thông thuộc địa hình; khó nắm được thời gian và mực nước trên sông khi thủy triều lên / xuống, do đó: khi thủy triều lên, quân Nam Hán không nhận ra trận địa cọc ngầm của người Việt; khi nước triều rút, các thuyền chiến của quân Nam Hán bị mắc kẹt.

- Quân Nam Hán có thái độ chủ quan , khinh địch 

c) Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Ngô Quyền :

- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK