Viết 1 đoạn văn quy nạp phân tích khổ cuối bài thơ bếp lửa (Bằng Việt) khoảng 10-15 trong đó câu sử dụng 3 phép liên kết (Phép thế, phép nối, phép lặp)
𝚁𝚞𝚋𝚢
Bắt đầu khổ thơ cuối với ''giờ cháu đã đi xa'' đã dường như gợi lên một sự xa cách. Giờ đây, cháu chẳng còn thể ở bên bà và bếp lửa, ở nơi xa chẳng thể nhìn thấy bà. Ở nơi cháu sống ấy ''có ngọn khói trăm tàu'', ''lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả''. Hai câu thơ được sử dụng nghệ thuật điệp ngữ `(` ''trăm'' kết hợp với nghệ thuật liệt kê dường như gợi lên và nhấn mạnh sự vô vàn những niềm vui, sự vô vàn những sự phát triển, sự vô vàn những sự ấm no, sự vô vàn điều thú vị mới mà tác giả được trải nghiệm khi rời xa bà, bếp lửa và quê hương. Nhưng dường như những điều đó lại chẳng thế xóa nhòa đi hình ảnh của bà và chiếc bếp lửa thân thương. Đi xa là thật, xa bà và bếp lửa là thật nhưng người cháu vẫn ''chẳng lúc nào quên nhắc nhở'' bản thân mình nhớ về người bà đang ở quê hương và thói quen nhóm bếp lửa lúc sáng sớm. Khép lại cả khổ thơ chính là một câu hỏi tu từ: ''Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?'', một câu hỏi bộc lộ tất thảy những cảm xúc của người cháu nơi xa. Dường như nó đã khẳng định rằng cháu có đi xa đến đâu thì vẫn nhớ đến bà và bếp lửa, vẫn nhớ được rằng bà sớm mai bà luôn nhóm bếp lửa lên. Đồng thời còn bộc lộ nỗi nhớ, nỗi khắc khoải về bếp lửa, và bà vẫn luôn thường trực, vẫn luôn hiện diện trong cháu, không thể xóa nhòa. Khổ thơ cuối tựa như một lời khẳng định chắc chắn, một lời khẳng định rằng dù mọi cảnh, mọi vật xung quanh vẫn đang không ngừng thay đổi, vẫn không ngừng chuyển biến nhưng tình cảm lẫn nỗi nhớ mà cháu dành cho bà lẫn bếp lửa vẫn không bao giờ thay đổi, cháu vẫn sẽ nhớ, vẫn sẽ yêu bà lẫn chiếc bếp lửa thân thương.
`-----------------------`
`-` Phép liên kết:
`+` Phép nối: Đã in đậm
`+` Phép lặp: Đã gạch chân
`+` Phép thế: ''một câu hỏi tu từ'' `-` ''nó''
`#` vc
Mở đầu khổ thơ cuối bài "Bếp lửa", nhà thơ Bằng Việt viết:
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả."
Giờ cháu đã lớn khôn, được chắp cánh bay xa, được làm quen với những khung cảnh rộng lớn, những niềm vui rộng mở, nhưng vẫn không thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc ấp iu của bà:
"Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở"
Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng cho cháu trên suốt chặng đường dài. Và với việc sử biện pháp tu từ điệp ngữ và liệt kê, cùng với dấu chấm giữa dòng, từ "nhưng" đặt đầu câu nhấn mạnh khoảng cách về thời gian và không gian. Đồng thời, làm nổi bật cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở nơi chân trời xa: "Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả." Cho thấy được dù được sống trong cuộc sống ấy cũng không làm cháu nguôi quên, ánh sáng, hơi ấm bếp lửa của bà. Đó là nghĩa tình, là đạo lí thủy chung cao đẹp của người Việt Nam đã được nuôi dưỡng trong tâm hồn từ thuở ấu thơ. Bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi tu từ:
"Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ..."
Câu thơ ấy thể hiện sâu sắc nỗi nhớ khắc khoải, thường trực không nguôi của cháu hướng về bà. Cháu nhớ bà cũng là nhớ về quê hương, nhớ về cuội nguồi. Tấm lòng của cháu đối với bà cũng là tấm lòng, nghĩa tình của người đi xa đối với quê hương, đất nước. Nói tóm lại, khổ thơ cuối bài "Bếp lửa" của Bằng Việt đã thể hiện được nỗi nhớ da diết của người cháu đi xa hướng về bà.
`-` Phép lặp: bà, cháu
`-` Phép thế: ngọn lửa của bà - ngọn lửa ấy
`-` Phép nối: và
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK