Bài 1. Tìm các từ địa phương trong các câu sau và diễn đạt lại bằng từ ngữ toàn dân:
1. Nó giả vờ nghểnh cổ như phân bua: Ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè?
2. Một em bé gái bận bộ quần áo bằng xa-tanh màu đỏ, tóc tết quả đào, chân mang đôi hài vải đen bước ra, cúi chào khán giả.
3. Sáng giăng chia nửa vườn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
Vì tằm tôi phải chạy dâu
Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay.
4. Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
5. Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
Bài 2. Tìm các từ địa phương mà em biết tương ứng với từ toàn dân: tao, mày, nó
Bài 3. Những từ ngữ sau đây là từ ngữ địa phương, em hãy tìm những từ ngữ tương đương trong vốn từ toàn dân:
a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng, thấm chớp, thâu róm.
b. Từ địa phương Trung Bộ: nác, tru, nỏ, thẹn.
Bài 1:
1. Nó giả vờ nghểnh cổ như phân bua: Ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè?
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ địa phương}&\text{Từ toàn dân}\\\hline \text{Chớ}&\text{chứ}\\\hline \text{he}&\text{hả}\\\hline \text{phân bua}&\text{thanh minh}\\\hline\end{array}
2. Một em bé gái bận bộ quần áo bằng xa-tanh màu đỏ, tóc tết quả đào, chân mang đôi hài vải đen bước ra, cúi chào khán giả.
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ địa phương}&\text{Từ toàn dân}\\\hline \text{bận}&\text{mặc}\\\hline \text{đôi hài}&\text{đôi giày}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline\end{array}
3. Sáng giăng chia nửa vườn chè
Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
Vì tằm tôi phải chạy dâu
Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay.
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ địa phương}&\text{Từ toàn dân}\\\hline \text{giăng}&\text{trăng}\\\hline \text{gian}&\text{căn}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline\end{array}
4. Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ địa phương}&\text{Từ toàn dân}\\\hline \text{bầm}&\text{mẹ}\\\hline \text{nghe}&\text{nhé, nhá}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline\end{array}
5. Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò...
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ địa phương}&\text{Từ toàn dân}\\\hline \text{chi}&\text{gì}\\\hline \text{rứa}&\text{thế}\\\hline \text{tàu bay}&\text{máy bay}\\\hline \text{tui}&\text{tôi}\\\hline\end{array}
Bài 2:
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ toàn dân}&\text{Từ địa phương miền Trung}\\\hline \text{tao}&\text{tau}\\\hline \text{mày}&\text{mi}\\\hline \text{nó}&\text{hắn}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline\end{array}
Bài 3:
$a.$
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ địa phương}&\text{Từ toàn dân}\\\hline \text{giăng}&\text{trăng}\\\hline \text{thấm chớp}&\text{sấm chớp}\\\hline \text{thâu róm}&\text{sâu róm}\\\hline \text{}&\text{}\\\hline\end{array}
$b.$
\begin{array}{|c|c|c|}\hline \text{Từ địa phương}&\text{Từ toàn dân}\\\hline \text{nác}&\text{nước}\\\hline \text{tru}&\text{trâu}\\\hline \text{nỏ}&\text{không}\\\hline \text{thẹn}&\text{xấu hổ}\\\hline\end{array}
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK