Giúp mikkk với
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
Các nghệ thuật đã tạo nên sự đặc biệt, đặc sắc và dấu ấn sâu trong lòng độc giả qua đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích" chính là nghệ thuật tả cảng ngụ tình kết hợp cùng thể thơ lục bát cổ truyền và điệp ngữ đầy sự nhất mạnh " buồn trông". Các yếu tố nghệ thuật trên đã tạo nên một bức tranh cảnh lầu Ngưng Bích bằng thơ đầy dữ dội và đượm muồn. Đặc biệt chính nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã giúp nhân đôi tạo nên hai bức tranh: một bức tranh tâm trạng, một bức tranh phong cảnh. Họa lồng họa; tâm trong cảnh nhuốm màu u buồn, chán nản. Tuy là tả cảnh ồn ào, dữ dội nơi lầu khóa xuân nhưng lại chính là bức họa tâm trạng nàng Kiều: đầy đau đớn, xót xa và sợ hãi. Kết hợp cùng thể thơ lục bát làm cho những bức tranh thêm đâm, thêm da diết tiếng ai oán cho số phận bạc bẽo, hẩm hiu của nàng Kiều. Điệp ngữ "buồn trông" cùng những hình ảnh ẩn dụ như "cánh buồm thấp thoáng"; "nội cỏ rầu rầu" ; "ngọn nước mới sa"; "gió cuốn mặt duềnh" chính là những nét thanh đậm đầu sóng gió trong lòng Kiều. Đó cũng là những dự cảm về một tương lại còn muôn vàn sóng gió đang chờ đợi Kiều.
Câu 2:
Đoạn trích nếu chỉ nhìn qua ta chỉ thấy đó đơn giản là một bức tranh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích và sự nhớ thương cha mẹ, Kim Trọng của Kiều. Nhưng ẩn chứa sau đó là cả một bức tâm trạng đầy xót xa đau đớn. Nguyễn Du từng viết "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" và những cảnh vật ở nơi lầu cao kia chính là ẩn dụ cho những cảm xúc, tâm trạng của Kiều. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ông đã đạt tới cảnh giới cao nhất, tả rất cảnh nhưng lại ẩn tình. Và những sóng gió, vồ vập, lạc lõng của trong bức tảnh thiên nhiên được miêu tả ấy cũng chính là những dự cảm chẳng lành về một tương lai giông bão đang đợi Kiều. Qua mỗi câu thơ,ông đều thấu hiểu, xót xa cho số phận bạch bẽo sóng gió của một cô gái đẹp bằng cách làm nổi bật lên những vẻ đẹp tâm hồn của một người con hiếu thảo, một người thủy chung. Đó chính là cái tâm và cái tài của Nguyễn Du.
1. Một đoạn thơ gồm 8 câu đều miêu tả cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng tất cả các hình ảnh thiên nhiên đều mang ý nghĩa biểu tượng cho tương lai phía trước của cuộc đời Kiều cũng như tâm trạng lo âu, sợ hãi trong lòng Kiều. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên đều vận động thay đổi : hình ảnh của cảnh chuyển từ mờ tới rõ nét, màu sắc chuyển từ nhạt để đậm, âm thanh chuyển từ tĩnh đến động. Sự thay đổi của cảnh thiên nhiên cũng chính là sự đổi thay trong tâm trạng Thúy Kiều. Từ bình tĩnh chuyển sang lo âu, sợ hãi và lên tới đỉnh điển là nỗi kinh hoàng khi nghĩ về tương lai. Đây chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Ông đã lấy sự vận động của thiên nhiên để thể hiện tâm trạng của nhân vật, lấy ngoại cảnh để mô diễn cảnh. Ngoài ra, thi nhân còn sử dụng từ láy "Buồn trông" kết hợp với các từ láy giàu giá trị biểu cảm "thấp thoáng", "xa xa", ...
2. Qua đoạn trích, Nguyễn Du thể hiện cái tâm nhân đạo qua sự cảm thông sâu sắc với nỗi cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều. Ông dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế, qua hình ảnh "non xa, trăng gần" và "buồn trông", để khắc họa tâm trạng buồn tủi của nàng. Tài năng của Nguyễn Du được thể hiện qua ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc và cách sắp xếp câu một cách logic, chặt chẽ.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK