Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 GIÚP MÌNH VỚI MỌI NGƯỜI ƠII Đêm đêm một bà...

GIÚP MÌNH VỚI MỌI NGƯỜI ƠII Đêm đêm một bà già Bóng nhoà trong khoảnh tối Giọng khàn trong gió thổi Khúc nào...bánh khúc đây Phố phường như không hay Cửa mọi

Câu hỏi :

GIÚP MÌNH VỚI MỌI NGƯỜI ƠII

Đêm đêm một bà già
Bóng nhoà trong khoảnh tối
Giọng khàn trong gió thổi
Khúc nào...bánh khúc đây

Phố phường như không hay
Cửa mọi nhà im vắng
Bước chân già vô vọng
Tiếng rao chìm vào đêm

Đêm nay chừng lạnh thêm
Hàng sấu buồn lặng lẽ
Không thấy bóng bà già
Cất tiếng rao ngoài phố

Gió tan từng mảnh vỡ
Đèn phố sáng nhạt nhoà
Tôi chờ trong mưa đổ
Tiếng rao từ đêm xa...

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để thể hiện nhật vật trữ tình của bài thơ.
Câu 3: Nêu cảm nhận của anh chị về nỗi buồn được thể hiện trong khổ thơ thứ ba?

Câu 4: Anh chị hiểu như thế nào về 2 câu thơ cuối.

Lời giải 1 :

$#Arii$

`1.` PTBĐ chính :

`⇒` Biểu cảm.

`⇒` Phương thức biểu đạt chủ yếu trong thơ thường là biểu cảm.

`2.`

`@` Nhân vật trữ tình : 

`⇒` Người phụ nữ cao tuổi đi rao bánh khúc trong đêm.

`@` Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện :

`+` "bà già".

`+` "bóng nhoà trong khoảnh tối".

`+` "giọng khàn trong gió thổi".

`+` "bước chân già vô vọng".

`+` "tiếng rao chìm vào đêm".

`+` "không thấy bóng bà già `/` cất tiếng rao ngoài phố".

`3.` Cảm nhận cá nhân :

`⇒` Thông qua cách thức chọn lọc và sử dụng từ ngừ giàu sức gợi tâm trạng, tác giả đã thành công khắc họa nên một bầu không gian buổi đêm u ám mà khơi gợi trong tôi biết bao những cảm xúc, trạng thái tinh thần giàu sự tẻ nhạt mà cô đơn của nhân vật. Chỉ với một vài từ ngữ, câu thơ hiện lên hoàn toàn là sự trống vắng và im lặng một cách lạ thường của buổi đêm khi gán ghép cùng những cảm giác buồn bã mà đem phần u sầu... Đến cả những cảnh vật, sự vật vô tri vô giác ấy cũng phải buồn; cũng phải động lòng đau xót trước sự vắng bóng của bóng hình thân thuộc `-` hình ảnh của người phụ nữ già với tiếng rao khàn đặc ngoài phố ngày nào `-` "Hàng sấu buồn lặng lẽ". Chính sự kết hợp hài hòa mà tinh tế xen lẫn mạch cảm xúc giàu lòng nhân văn ấy đã góp phần tô lên vẻ đẹp của một bức tranh tâm trạng sâu sắc mà chứa đựng đầy rẫy những ẩn ý sâu xa. Đó sẽ mãi là một cảm nhận đau thương của tôi trước một cảm giác u ám mà giàu những cảm xúc sâu sắc về một đêm đen và nỗi cô đơn của nhân vật chính.

`4.` Ý kiến cá nhân :

`⇒` Hai câu thơ cuối bài hiện lên là sự mong ngóng, kì vọng của tác giả về hình ảnh, âm thanh và bóng dáng thân thuộc của tiếng rao; của bà cụ giàu sự vất vả, tần tảo với những chiếc bánh khúc trên con phố hắt hiu, vắng lặng ấy. Đó có thể sẽ là một cảm giác mơ hồ, không hoàn chỉnh. Bởi, hàm ẩn mà từ "đêm xa" nhắc tới ở đây không chỉ muốn ám chỉ không gian về thời gian, mà chính nó còn góp phần tạo ra một cảm giác xa xôi, không xác định. Và chính tiếng rao từ xa ấy còn được coi là sự mời gọi, dẫn dắt và đưa con người ta ra khỏi sự cô đơn, sự vắng bóng, tối tăm của cái đêm trời đông giá rét ấy... Nhưng bài thơ mới thực sự tinh tế khi hình ảnh "mưa đổ" lại chính là sự khởi nguồn; là biểu tượng đại diện cho sự tái sinh, tươi mới; cho những khởi đầu và những điều mới mẻ... Cũng bởi sự kết hợp hài hòa mà ăn ý; độc đáo mà mang nét tinh tế về sự đối lập cao xa giữa sự chờ đợi và hy vọng trong sự u tối mà cô đơn... Bởi vậy mà dưới chính bút pháp nghệ thuật điêu luyện của tác giả, hai câu thơ ấy đã góp phần tô lên vẻ đẹp của một bức tranh nghệ thuật tinh thần giàu tâm trạng với những hình ảnh và cảm xúc đặc biệt mà đem phần sâu lắng.

Lời giải 2 :

Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm. (mẹo là thơ thì phương thức biểu đạt là biểu cảm)

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để thể hiện nhật vật trữ tình của bài thơ:

$+$ bà già:nhân vật chính của bài thơ.

$+$ Bóng nhòa trong khoảng tối: Hình ảnh bà già mờ nhạt trong đêm tối.

$+$ Giọng khàn trong gió thổi: Giọng rao yếu ớt, khàn đục của bà già vang trong gió đêm.

$+$Bước chân già vô vọng: Bước đi nặng nề, tuyệt vọng.

$+$Tiếng rao chìm vào đêm: Tiếng rao yếu ớt, không ai chú ý tới.

$+$Không thấy bóng bà già / Cất tiếng rao ngoài phố: Hình ảnh vắng bóng bà già quen thuộc trong đêm.

Câu 3: Cảm nhận của tôi là: Khổ thơ thứ ba mang đến nỗi buồn sâu lắng, da diết thông qua sự vắng bóng của bà già. Khung cảnh hàng sấu buồn lặng lẽ và sự biến mất của tiếng rao đêm càng làm nổi bật nỗi cô đơn, sự tịch mịch. Người đọc cảm nhận được sự thay đổi đột ngột, trống vắng khi một yếu tố quen thuộc trong cuộc sống hàng đêm không còn nữa. Điều này không chỉ là nỗi buồn về một người già mà còn là nỗi buồn về sự lặng im, thiếu vắng của những thanh âm cuộc sống thường nhật.

Câu 4: Hai câu thơ cuối:

Tôi chờ trong mưa đổ Tiếng rao từ đêm xa...Có thể hiểu là tâm trạng mong mỏi, hy vọng của tác giả rằng sẽ lại nghe được tiếng rao quen thuộc của bà già, nhưng trong lòng vẫn cảm thấy mơ hồ và xa xăm. Mưa đổ thêm vào không gian lạnh lẽo, càng làm tăng thêm cảm giác cô đơn, trống trải. Tác giả chờ đợi một điều quen thuộc, nhưng cũng nhận ra rằng điều đó đã thuộc về quá khứ, không thể quay lại, mang đến một nỗi buồn man mác và sâu lắng.

Sunwin

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK