Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo:
Bông súng và siêu bão
bông súng tím mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên
mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
(Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013 )
1. Những thông tin sau đây đúng hay sai:
- Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45
- Bài thơ được viết theo thể tự do
- Bài thơ gieo vần chân
- Bài thơ viết về đề tài tình yêu
2. Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ?
3. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng siêu bão và hoa súng?
CÍUuUuu
Câu 1:
Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45 ( Sai Vì Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến )
Bài thơ được viết theo thể tự do ( đúng )
Bài thơ gieo vần chân ( đúng )
Bài thơ viết về đề tài tình yêu ( Sai vì bài thơ viết về đề tài chiến tranh )
Câu 2:
Giống bài thơ Đàn ghi ta của Thanh Thảo. Hiện tượng ngôn từ này thế hiện đặc trưng của hình thức thơ của Thanh Thảo gạt bỏ qui tắc ngữ pháp, thi pháp, các nguyên tắc logic trong tư duy, để cảm hứng tuôn trào tự do theo chủ nghĩa tự động tâm linh thuần túy
Câu 3:
Ý nghĩa biểu đạt của hai hình tượng:
- Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh siêu bào và hoa súng
- Nghĩa bóng:
+ Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi mong manh của cuộc đời...
+ Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc và đau khổ...
#Danhvo177
1.
- Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 32-45 `->` Sai, vì đó là một nhà thơ hiện đại của văn học Việt Nam sau năm 1975
- Bài thơ được viết theo thể tự do `->` Đúng
- Bài thơ gieo vần chân `->` Đúng
- Bài thơ viết về đề tài tình yêu `->` Sai, vì bài thơ đề cập đến sự đối lập giữa sự tàn phá của thiên tai và vẻ đẹp bình yên của thiên nhiên
2.
- Những chữ đầu các câu thơ không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy.
- Dụng ý nghệ thuật:
+ Sự phá cách và tự do trong sáng tác thơ
+ Nhấn mạnh vào nội dung hơn là hình thức
+ Sự liên tục và dòng chảy tự nhiên của cảm xúc
3.
- Siêu bão:
+ Biểu tượng cho sức mạnh to lớn, dữ dội, tàn khốc của thiên nhiên
+ Mang đến sự hủy diệt, kinh hoàng cho con người
+ Đại diện cho những thử thách, khó khăn trong cuộc sống
- Hoa súng:
+ Biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tao, dịu nhẹ, sức sống mãnh liệt
+ Mang đến sự bình yên, an ủi cho con người
+ Đại diện cho tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống
=> Sự đối lập giữa hai hình tượng:
+ Siêu bão - hoa súng: đại diện cho hai mặt đối lập của cuộc sống: thiện - ác, hủy diệt - sáng tạo, đau khổ - hạnh phúc.
+ Sự đối lập này tạo nên sự căng thẳng, kịch tính cho bài thơ.
+ Qua đó, tác giả thể hiện suy tư về cuộc sống, về sức mạnh nội tâm của con người trước thiên nhiên và nghịch cảnh.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK