Mọi người ơi cứu tớ câu a vớiii ạ tớ cảm ơnn nhiều ạ tớ đang cần gấp á cứu tuiiii sos
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, "chiến lược toàn cầu" của Mỹ được đặc trưng bởi sự đối đầu giữa hai siêu cường là Hoa Kỳ và Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Chiến lược này nhằm mục đích ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và củng cố vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Những điểm nổi bật của chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn này là:
- Chính sách ngăn chặn:
Chiến lược ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Điều này được thể hiện qua học thuyết Truman, trong đó Mỹ cam kết hỗ trợ các quốc gia đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.
- Học thuyết Domino:
Theo học thuyết này, Mỹ tin rằng nếu một quốc gia rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia lân cận sẽ theo đó mà rơi theo. Đây là lý do tại sao Mỹ tham gia vào nhiều khu vực trên thế giới để ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.
- Chiến tranh Việt Nam:
Chiến tranh Việt Nam là biểu tượng lớn nhất của chiến lược toàn cầu của Mỹ trong thời kỳ này. Mỹ đã can thiệp mạnh mẽ vào Việt Nam nhằm ngăn chặn sự thắng lợi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam. Cuộc chiến này là một phần trong chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.
- Củng cố liên minh quân sự:
Mỹ đã thiết lập và củng cố nhiều liên minh quân sự trên toàn thế giới như NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), SEATO (Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á) và ANZUS (Hiệp ước An ninh giữa Australia, New Zealand và Hoa Kỳ). Những liên minh này được xem là công cụ quan trọng để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và Trung Quốc.
- Chiến tranh cục bộ và chiến lược phòng thủ
Trong giai đoạn này, Mỹ áp dụng chiến lược "phòng thủ linh hoạt" thay vì chỉ dựa vào đe dọa hạt nhân. Điều này bao gồm việc sử dụng quân đội thông thường và lực lượng đặc biệt để can thiệp vào các cuộc xung đột khu vực, như đã thấy trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam.
- Thúc đẩy dân chủ và kinh tế thị trường:
Mỹ cũng tập trung vào việc thúc đẩy dân chủ và kinh tế thị trường tự do như một phần của chiến lược toàn cầu. Điều này được thực hiện thông qua viện trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia đồng minh và phát triển các chương trình như Kế hoạch Marshall để tái thiết châu Âu sau Thế chiến II.
- Sử dụng ngoại giao và đàm phán:
Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh quân sự, Mỹ cũng thực hiện các chiến lược ngoại giao và đàm phán để kiểm soát và làm giảm căng thẳng với Liên Xô, như đã thấy trong các cuộc đàm phán SALT.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ thời kỳ này đã định hình và ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc tế và tình hình chính trị trên toàn thế giới. Mặc dù có những thành công nhất định, nhưng cũng có những thất bại, như kết quả của Chiến tranh Việt Nam, đã để lại nhiều hệ lụy trong quan hệ quốc tế và nội bộ của Mỹ.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
* Thời kì Chiến tranh lạnh (1945 – 1991)
– Triển khai Chiến lược toàn cầu, được tuyên bố công khai trong diễn văn của Tổng thống H. Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (3-1947), coi chủ nghĩa cộng sản là một nguy cơ và Mĩ có “sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do” chống lại nguy cơ đó. Các đời tổng thống Mĩ đều có những học thuyết cụ thể với những tên gọi khác nhau, nhưng đều nhằm 3 mục tiêu:
Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:
– Năm 1972, Mĩ điều chình chiến lược toàn cầu, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn (Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.
– Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hoà hoãn, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12/1989).
* Thời kì sau Chiến tranh lạnh
– Sau khi tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã (1991), chính quyền Mĩ đề ra Chiến lược Cam kết và Mở rộng với ba mục tiêu:
– Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó.
– Vụ khủng bố 11/9/2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố là yếu tố khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.
II. Tây Âu
1. Kinh tế
* Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
– Sự phát triển:
– Những nhân tố của sự phát triển nền kinh tế Tây Âu là:
* Từ năm 1973 đến năm 1991
– Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.
– Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp. Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại.
* Từ 1991 đến năm 2000
– Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn.
– Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng tăng từ 2,9 đến 3,4%.
– Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới. Đến giữa thập niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Có nền khoa học – kĩ thuật hiện đại.
2. Chính sách đối ngoại
* Giai đoạn 1945 – 1950
– Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại.
– Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.
* Giai đoạn 1950 – 1973
– Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, nhiều nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
– Các nước Tây Âu đã tham gia “ Kế hoạch Mác san”, gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông.
– Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
* Giai đoạn 1973 – 1991
– Từ năm 1973 trở đi, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp…
– Tháng 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và hai nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt.
– Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).
* Từ năm 1991 đến năm 2000
– Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…
3. Liên minh châu Âu (EU)
* Quá trình hình thành:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ.
– Sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua) cùng thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu (1951), sau là Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (1957).
– Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) và từ tháng 1/1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU).
* Sự phát triển:
– Thành viên: Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước. Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước Đông Âu, đến năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.
– EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị.
– Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3/1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Tháng 1/2002, chính thức sử dụng đồng tiền chung EURO.
– Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.
– Quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập năm 1990.
III. Nhật Bản
1. Kinh tế
* Giai đoạn 1945 – 1952
– Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.
– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.
– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
* Giai đoạn 1952 – 1973
– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).
– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).
– Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:
2. Khoa học – kĩ thuật
– Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, tập trung chủ yếu là nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất dân dụng.
– Sản xuất nhiều mặt hàng dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ô tô…), các tàu chở dầu có tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền hai đảo Hôn-su và Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ đô dài 9,7 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư…
3. Chính sách đối ngoại
* Trong thời kì “Chiến tranh lạnh”
– Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện ở việc ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật (tháng 9/1951), về sau được gia hạn nhiều lần. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
– Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và tham gia Liên hợp quốc.
– Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Nhật – Trung được kí kết.
– Tháng 8/1977, với học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản.
– Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Học thuyết Phucưđa” trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á.
* Sau thời kì “Chiến tranh lạnh”
– Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4/1996, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, Nhật vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.
– Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN phát triển với tốc độ mạnh mẽ.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK