Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Câu 30: Một mạch phân tử ADN có trình tự...

Câu 30: Một mạch phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau: - A G G T X X Xác định trình tự sắp xếp nào là của mạch bổ sung : a. T X X A

Câu hỏi :

Câu 30: Một mạch phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau: - A G G T X X Xác định trình tự sắp xếp nào là của mạch bổ sung : a. T X X A G G - b. T X X T G G - c. T X X A X G - d. T X X A G X - Câu 31: Xác định tỉ lệ kiểu gen đời F1 của phép lai sau: P: Aa x aa a. 1AA : 2Aa : 1aa b. 1Aa : 1aa c. 1AA : 1Aa d. 1AA : 1aa Câu 32: Có 2 tế bào Ruồi giấm cùng trải qua 3 lần nguyên phân. Xác định số tế bào con được tạo ra là: a. 6 b. 8 c.12 d. 16 Câu33: Nội dung của di truyền học là A. Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế của hiện tượng di truyền. B. Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền. C. Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. D. Nghiên cứu cơ sở vật chất, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Câu 34: Biến dị tổ hợp xuất hiện do A. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng. B. sự tổ hợp lại các tính trạng. C. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ. D. cả A và B Câu 35: Nội dung quy luật phân li độc lập là gì? A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử. C. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao từ. D. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao từ. Câu 36: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì? A. Làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá tringh phát sinh giao tử. C. Giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối. D. Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Câu 37: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan có đặc điểm gì? A. Thuần chủng. B. Khác nhau về một cặp tính trạng tương phản C. Khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản. D. Cả A,C . Câu 38 : Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối. Câu 39: Thành phần hoá học của NST bao gồm: A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử AND C. Prôtêin và phân tử AND D. Axit và bazơ Câu 40 : Vai trò của việc nghiên cứu di truyền giới tính? A. Giải thích cơ sở phân hoá giới tính của sinh vật. B. Điều chỉnh tỉ lệ đực : cái theo ý muốn. C. Cơ sở để chuyển đổi giới tính. D. Cả A và B. Câu 41: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì? A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con. D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Câu 42: Đặc điểm của NST giới tính là: A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng

Lời giải 1 :

Câu 30.  `A.` `T X X A G G `

Theo nguyên tắc bổ sung: 

  `-` `A` liên kết với `T` và ngược lại 

  `-` `G` liên kết với `X` và ngược lại 

Câu 31: `B.` `1` `Aa` : `1` `aa` 

`P:`    `Aa`    `×`   `aa`

`G:`   `A,a`            `a` 

`F_1:`    `1` `Aa` : `1` `aa` 

Câu 32: `D.16` 

Số tế bào con: `a.2^k = 2.2^3 = 16`

Câu 33. `C.` Nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

Câu 34. `C.` Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.

Câu 35. `A.` Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Câu 36. `C.` Giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối.

Câu 37. `D.` Cả A và C 

Câu 38. `B.` Kỳ giữa

Câu 39. `C` Protein và `ADN`

  `NST` được cấu tạo từ `ADN` và một protein loại histon 

Câu 40. `D.` Cả `A` và `B.`

  Việc nghiên cứu di truyền học là cơ sở để có thể phân hóa giới tính của sinh vật từ đó điều chỉnh tỉ lệ đực và cái theo mong muốn. 

Câu 41. `B.` Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

   Trải qua quá trình nguyên phân, từ 1 tế bào mẹ sinh ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt tế bào mẹ. 

Câu 42. `D.` Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng

   Bộ NST giới tính có thể là `XX` hoặc `XY`

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK