Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?
Câu 1(0,5 điểm). Người viết bày tỏ ý kiến gì trong văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Công dụng của dấu ba chấm trong đoạn văn thứ 2.
Câu 3(1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4(1,0 điểm). Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng ởnhững câu văn in đậm trong đoạn trích.
Câu 5 (1,0điểm). Từ thông điệp trong đoạn trích trên, em hãy chia sẻ một số điều cần thiết khi lắng nghe ai đó.
1. Người viết bày tỏ quan điểm về tầm quan trọng của thái độ biết lắng nghe, sẻ chia người khác. Việc biết lắng nghe người khác thì ta chính là đang giúp đỡ người khác
2. Dấu ba chấm có tác dụng diễn tả còn nhiều thông tin chưa diễn đạt hết
3.
Nội dung chính là tầm quan trọng của việc biết lắng nghe người khác. Biết lắng nghe chính là đang chữa trị, giải tỏa tâm lý căng thẳng cho người khác. Thái độ biết lắng nghe chính là thái độ cần có để giúp đỡ người xung quanh.
4.
Biện pháp so sánh "Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân"
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc, nhấn mạnh được tầm quan trọng của việc biết lắng nghe. Việc lắng nghe cũng giống như quan sát tình hình bệnh nhân trước khi khám. Khi chúng ta lắng nghe người khác thì chúng ta đang phần nào giúp đỡ họ giải tỏa nỗi muộn phiền ở bên trong mình
5.
Ta cần lắng nghe bằng tình cảm chân thành, sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc. Ta cần đặt mình vào vị trí của người khác để lắng nghe. Khi lắng nghe, ta cần dồn hết tâm trí để lắng nghe và thấu hiểu được họ.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK