Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai...

Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đồng Nai (1959-1884) - câu hỏi 6479828

Câu hỏi :

Nêu quá trình thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đồng Nai (1959-1884)

Lời giải 1 :

Quá trình thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai:

`-` Năm `1858`, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng
`-` Năm `1859`, bị thất bại ở Đà Nẵng chuyển quân và đánh chiếm Gia Định
`-` Năm `1872 - 1882` đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ `2` lần
`-` Tấn công biển Thuận An, uy hiếp kinh thành, buộc Huế đầu hàng và kí hiệp ước.
`*` Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta:
`+` Rạng sáng `1`/`9`/`1858`, Pháp Tây Ban Nha tiến hành xâm lược nước ta tại bán đảo Sơn Trà `-` Đà Nẵng. Mục đích của chúng là thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, tấn công ra Huế để nhà Nguyễn đầu hàng.
`+` Trương Định không nghe lệnh triều đình, ở lại cùng nhân dân chống Pháp, được nhân dân tôn phong làm Bình Tây Đại nguyên soái.
`+` Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất `(1873)`, quân dân ta dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu, sau gần một giờ chiến đấu, thành Hà Nội thất thủ.
`+` Năm `1883`, trận Cầu Giấy lần `2` diễn ra, chỉ huy Pháp là Ri-vi-e cùng toán quân lọt vào trận địa mai phục và bị tiêu diệt bởi quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc.

Lời giải 2 :

Tham khảo   

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Tháng 10/1873, Ph. Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

+ Ngày 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu cản địch nhưng không được. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, sau đó mở rộng đánh chiếm một số tỉnh thành lân cận.

+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến, gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) đã khiến Gác-ni-ê và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Chống Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tháng 3/1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.

+ Ngày 25/4/1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị rơi vào tay giặc.

+ Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp, gây cho kẻ địch nhiều khó khăn. Tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã khiến Ri-vi-e và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.

- Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1883 - 1884):

+ Ngày 18/8/1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế). Sau vài ngày chống trả quyết liệt, triều đình Huế buộc phải đình chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), với nội dung cơ bản là: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì; Vùng đất Trung Kì do triều đình Huế cai quản dưới quyền điều khiển của viên Khâm sứ Pháp chỉ bao gồm từ Đèo Ngang đến giáp Bình Thuận,…

+ Việc triều đình kí Hiệp ước Hác-măng làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), trong đó sửa lại một số điều của Hiệp ước Hác-măng nhằm xoa dịu dư luận.

=> Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

 

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK