Trang chủ Sử & Địa Lớp 6 hãy tóm tắt tất cả kiến thức Ls và Đl...

hãy tóm tắt tất cả kiến thức Ls và Đl Ls bài:3,4,5,6,7 đl:bài 1 đến bài 7 câu hỏi 6484594

Câu hỏi :

hãy tóm tắt tất cả kiến thức Ls và Đl Ls bài:3,4,5,6,7 đl:bài 1 đến bài 7

Lời giải 1 :

** Tóm tắt kiến thức lịch sử

+ Bài 3 THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử

- Việc sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc

của khoa học lịch sử nhằm dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất

- Để đo đếm thời gian ta cần biết cách tính thời gian.Để tính được thời gian từ xưa loài người đã sáng tạo ra nhiều loại công cụ như : đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ Mặt Trời

- Cần phải có cách tính thời gian thống nhất  trên toàn thế giới vì thế Dương lịch đã được hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng còn được gọi là công lịch

2.Cách tính thời gian trong lịch sử

- Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

- Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

+ Trước công nguyên: là năm trước năm đầu tiên của Công nguyên.

+ Công nguyên: là năm từ sau năm 1.

+ 1 Thập kỉ: là 10 năm.

+ 1 Thế kỉ : là 100 năm.

+ 1 Thiên niên kỉ: là 1000 năm.


+Bài 4 NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

1.Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người

- Loài người có nguồn gốc từ vượn người

- Loài vượn người đến khoảng 4 triệu năm đã phát triển lên thành Người tối cổ.

- Đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến thành Người tinh khôn.

2.Những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn ngừơi thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam
- Đã tìm thấy răng của người tối cổ ở Lạng Sơn, công cụ đá tìm thấy ở Gia Lai,Thanh Hóa,...

- điều này chứng tỏ quá trình tiến  hóa từ vượn người thành người là liên tục

+ Bài 5 XÃ HỌI NGUYÊN THỦY

1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy

- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua hai giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc

2.Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam

- Đời sống vật chất

+ người nguyên thủy biết mài đá tạo thành nhiều công cụ:Rìu, cuốc,chày,..., dùng tre, gỗ, xương để làm mũi tên, mũi lao

+ bước đầu biết trồng trọt và chăn nuôi

+ Biết làm đồ gốm với nhiều kiểu dáng, hoa văn, trang trí phong phú

- Đời sống tinh thần

+ biết làm đàn đá, vòng tay, biết vẽ tranh trên vách hang

+ đời sống tâm linh: Chôn theo người chết cả công cụ và đồ trang sức

+ Bài 6 SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HÓA CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

1. Sự phát hiện ra kim loại và bước tiến của xã hội nguyên thủy.

a. Sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến trong đời sống vật chất

- Nhờ co công cụ bằng kim loại như lưỡi cày, cuốc, rìu con người co thể hai hoang mở rộng diện tích trồng trọt

- Thúc đẩy năng suất lao động tạo ra sản phẩm ngày càng  nhiều cho xã hội

- con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa

b. Sự thay đổi trong đời sống xã hội
- Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hóa người giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
- Do sinh sống ven các con sông lớn, cư dân phải liên kết với nhau để làm thủy lợi và chống ngoại xâm mặc dù xã hội nguyên thủy ở phương Đông phân hóa sớm nhưng không triệt để

2.Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

a) Sự xuất hiện kim loại

- Thời gian xuất hiện: Khoảng 4000năm trước( bắt đầu với văn hóa Phùng Nguyên)

- Địa điểm: trải rộng trên địa bàn cả nước

b. Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam
-Nhờ có công cụ kim loại con người đã khai hoang mở rộng địa bàn cư trú

-Nghề nông phát triển rộng khắp các vùng miền

-Tập trung dân cư: Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng ven biển miền Trung và đòng bằng lưu vực sông Đồng Nai  (Nam Bộ)

+ Bài 7 AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

1. Tặng phẩm của những dòng sông

- Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ-phrát và Ti-gơ-rơ ở khu vực Tây Nam Á, cung cấp nguồn nước dồi dào, cùng với phù sa màu mỡ tạo nên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sống bồi đắp.
- Nhờ biết khai thác những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà đã sớm tạo dựng được nền văn minh của mình.

2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà

- Năm 3200 TCN, ông vua  Mê-nét đã thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn:Tảo vương quốc,Cổ vương quốc,Trung vương quốc,Tân vương quốc,Hậu kì vương quốc.

- ở Lưỡng Hà : người Xu - me sau đó, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,… đã thành lập vương triều và thay nhau làm chủ vùng đất này

- Vua đứng đầu đất nước và có toàn quyền gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế

3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu

-Một số thành tựu nổi bật có giá trị đóng góp đối vứi nền văn minh nhân loại của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại như 

+ Chữ viết ( chữ tượng hình của Ai Cập,chữ hình nêm của Lưỡng Hà)

+ Toán học ( hệ đếm thập phân chữ số từ 1 - 9 của ai Cập; hệ đếm 60 của Lưỡng Hà)

+Thiên văn học ( làm lịch)

+ Kiến trúc ( kim tự tháp , vườn treo Ba - bi -lon)

+ y Học  (kĩ thuật ướp xác)

** Tóm tắt kiến thức địa lí

+ Bài 1 HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN.TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ 

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu.

- Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

- Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hoặc Địa Cầu

+ Bài 2 BẢN ĐỒ, MỘT SỐ LƯỚI KINH,VĨ TUYẾN.PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ.

1. Khái niệm bản đồ

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu.

- Các phép chiếu sẽ cho ra các đường lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.

3. Phương hướng trên bản đồ

- Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới chỉ hướng nam.

- Đầu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông.

+Bài 3 TỈ LỆ BẢN ĐỒ. TÍNH KHOẢNG CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO TỈ LỆ BẢN ĐỒ

1. Tỉ lệ bản đồ

- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.

- Tỉ lệ bản đồ có 2 dạng:

+ Tỉ lệ số

+ Tỉ lệ thước

2. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
- Đo khoảng cách từ A đến B trên bản đồ => dựa vào tỉ lệ để tính

- Đem khoảng cách từ A đến B trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ

+ Bài 4 KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

1. Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ

a. Kí hiệu bản đồ

- Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta  phải sử dụng các dấu hiệu quy ước gọi là kí hiệu bản đồ

- Kí hiệu bản đồ rất đa dạng.

- Ba loại kí hiệu thường dùng: đường, điểm và diện tích.

+ Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện

+ Kí hiệu đường: biên giới quốc gia, đường bộ, đường sắt

+Kí hiệu diện tích: đất cát, đất phù sa sông, đất phèn

b. Bảng chú giải

- Dùng để giải thích các kí hiệu.

- Thường được bố trí ở phía dưới hoặc khu vực trống trên bản đồ.

2. Đọc một số bản đồ thông dụng

Cách đọc bản đồ

- Đọc tên các bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ thể hiện.

- Biết tỉ lệ bản đồ thể hiện có thể đo tính khoảng cách giữa các đối tượng.

- Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ.

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

3. Tìm đường đi trên bản đồ

- Bước 1: Xác định nơi đi và nơi đến, hướng đi trên bản đồ.

- Bước 2: Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đich.

- Bước 3: Dựa vào tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế

+Bài 5 LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

1. Khái niệm lược đồ trí nhớ

- Là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc của con người.

2. Vẽ lược đồ trí nhớ

-Để vẽ được lược đồ trí nhớ, trước hết phải hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật và hiện tượng cụ thể sau đó thể hiện những hồi tưởng đó thành lược đồ.

a. Vẽ lược đồ trí nhớ đường đi
-Hồi tưởng điểm xuất phát,kết thúc, hướng đi,khoảng cách 2 điểm đó
-Hồi tưởng và xác định các điểm mốc khác trên quãng đường

- Xác định hướng đi,khỏang cách giữa các điểm mốc

b) Vẽ lược đồ một khu vực

- Hồi tưởng tổng thể khu vực ( đối tượng, diện tích, khoảng cách, hướng các đối tượng )

+ Bài 6 TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- vị trí: nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời

- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống tồn tại và phát triển.
2.Hình dạng, kích thước của Trái Đất
- hình dạng: hình cầu

- kích thước rộng lớn với bán kính xích đạo là 6378km, diện tích bề mặt là 510 triệu km²

+ Bài 7 CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

1.Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là từ Tây sang Đông

- góc nghiêng của tục Trái Đất khi tự quay là: 66o33'.

-  thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng là: 24 giờ ( 23 giờ 56phút 04 giây), một ngày đêm

2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

a) Ngày đêm luân phiên

- Do sự chuyển động tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.
b) Giờ trên Trái Đất

- Trên bề mặt Trái Đất người ta chia ra 24 khu vực giờ,giờ của khu vực số 0 có đường kinh tuyến 0o đi qua chính giữa được lấy làm giờ Quốc tế (GMT).

c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

 - Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.




Lời giải 2 :

Tóm tắt kiến thức Lý thuyết và Địa lý từ bài 1 đến bài 7 như sau:

Lý thuyết:

- Bài 3: Giới thiệu về hệ số tỷ lệ và hệ số phần trăm, cách tính và ứng dụng của chúng trong các bài toán.

- Bài 4: Tìm hiểu về tỷ lệ đồng dạng, cách tính và ứng dụng trong các bài toán thực tế.

- Bài 5: Nắm vững khái niệm về tỷ lệ nghịch đảo, cách tính và ứng dụng của nó trong các bài toán.

- Bài 6: Tìm hiểu về tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch, cách tính và áp dụng chúng trong các bài toán.

- Bài 7: Học cách giải các bài toán liên quan đến tỷ lệ, bao gồm bài toán tỷ lệ phần trăm và bài toán tỷ lệ đồng dạng.

Địa lý:

- Bài 1: Giới thiệu về địa lý, khái niệm và phân loại các yếu tố địa lý.

- Bài 2: Tìm hiểu về khí hậu, yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu và phân loại khí hậu trên thế giới.

- Bài 3: Nắm vững kiến thức về địa hình, các loại địa hình và tác động của địa hình đến con người.

- Bài 4: Tìm hiểu về sự phân bố dân số trên thế giới, yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân số và các vấn đề liên quan.

- Bài 5: Học cách đọc và sử dụng bản đồ, các loại bản đồ và các yếu tố cần lưu ý khi sử dụng bản đồ.

- Bài 6: Tìm hiểu về các yếu tố tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển kinh tế xã hội trên thế giới.

- Bài 7: Nắm vững kiến thức về các yếu tố văn hóa, đa dạng văn hóa và tác động của văn hóa đến con người và xã hội.

 XIN CLT HAY NHẤT Ạ

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK