Em hãy đánh giá + vấn đề nghị luận
+ tác giả
+ nghệ thuật
+ tấm lòng
Của đoạn thơ sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
`+` Vấn đề nghị luận: thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
`+` Tác giả: Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm.
`+` Nghệ thuật: thơ thất ngôn tứ tuyệt, dùng thành như bảy nổi ba chìm để miêu tả số phận lênh đênh, hẩm hiu `-` thân phận người phụ nữ. Hình ảnh rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ẩn dụ chỉ thân liễu yếu đào tơ này phó thác vào tay người định đoạt phận mình.
`+` Câu thơ cuối trong bài Bánh trôi nước thể hiện sự thủy chung, son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, điển hình qua chính hình ảnh tác giả Hồ Xuân Hương.
1. Vấn đề nghị luận:
Đoạn thơ này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua hình ảnh trái bưởi "vừa trắng lại vừa tròn," tác giả đã tả vẻ đẹp, trong sáng và trọn vẹn của người phụ nữ. Tuy nhiên, dù có đẹp đẽ và phẩm chất tốt đến đâu, họ vẫn phải chịu sự áp bức và sự thay đổi thất thường của xã hội ("bảy nổi ba chìm với nước non"). Dù bị cuộc đời vùi dập, người phụ nữ vẫn giữ vững được "tấm lòng son," nghĩa là lòng trung trinh và nhân hậu.
2. Tác giả:
Đoạn thơ thuộc bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bà là 1 người con gái được sinh ra ở thời kì PK, do đó, đây cũng là tiếng nói chung của những người phụ nữ thời phong kiến bấy giờ. Qua đó, họ gửi gắm những tâm tư, nỗi niềm và khát vọng của mình vào thơ ca.
3. Nghệ thuật:
4. Tấm lòng:
Đoạn thơ thể hiện tấm lòng son sắt, trong trắng của người phụ nữ. Dù cuộc đời có "bảy nổi ba chìm" hay "rắn nát" bởi tay người khác, người phụ nữ vẫn giữ được lòng trung kiên và nhân hậu. Đây là tấm lòng cao quý, không thay đổi dù bị cuộc đời vùi dập. Qua đó, đoạn thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ mà còn lên án xã hội phong kiến bất công.
5. Phân tích:
x) Bài thơ được hiểu theo 2 tầng nghĩa:
+) Nghĩa thực: Tác giả viết về món bánh trôi nước, về vẻ đẹp của món ăn dẫn dã, nguyên liệu và cách làm bánh
- Bánh trôi được làm từ bột nếp có màu trắng (Thân em vừa trắng lại vừa tròn), được viên thành hình tròn, có nhân là đường màu đỏ làm từ đường phèn.
- Được nấu bằng cách đun sôi nước và thả bánh vào, nếu bánh nổi thì bánh đã chín, nếu chìm thì bánh chưa chín (7 nổi 3 chìm với nước non).
- Bánh có mềm hay cứng đều phụ thuộc vào người làm bánh, cách nhào bột có đều không, nước có đủ không,... (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn)
- Nhưng dù bánh có hình dạng gì, có cứng hay mềm thì bánh vẫn luôn giữ cho mình vị ngọt thanh, cay của gừng trong nhân của nó.
→ Cho thấy rằng nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương rất am hiểu, trân trọng, yêu quý món bánh bình dị, dân dã, đậm đà bản sắc dân tộc.
x) Nghĩa ẩn:
+) Vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp phẩm chất:
- Cách xưng hô 'thân em':
* Từ 'em' được tác giả nhân hóa lên như chiếc bánh tự kể về mình mà ở đây được hiểu là người phụ nữ.
* Từ 'thân em' là mô tip trong ca dao dân ca.
+) Điệp ngữ: 'vừa vừa' là cặp từ hô ứng kết hợp với tính từ 'trắng tròn' gợi lên 1 vẻ đẹp của ng phụ nữ cs thân hình đầy đặn, tràn trề sức sống.
+) "7 nổi 2 chìm) gợi lên c/s có số phận lênh đênh, trôi dạt, ko có chỗ đứng trg XH, G/Đ
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK