Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Tìm trong bài thơ BẾP LỬA của BẰNG VIỆT rất...

Tìm trong bài thơ BẾP LỬA của BẰNG VIỆT rất cả các biện pháp tut từ và nêu tác dụng câu hỏi 6495056

Câu hỏi :

Tìm trong bài thơ BẾP LỬA của BẰNG VIỆT rất cả các biện pháp tut từ và nêu tác dụng

Lời giải 1 :

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt và tác dụng của nó là:

- Điệp ngữ "một bếp lửa": Gợi hình ảnh một bếp lửa gần gũi, thân quen trong mỗi gia đình Việt Nam.

- Từ láy "chờn vờn": Tả thực hình ảnh ngọn lửa cháy lúc to lúc nhỏ, lúc tỏ lúc mờ trong mỗi buổi sớm mai khi vẫn còn có làn sương mỏng bao quanh bếp.

- Ẩn dụ "ấp iu": Gợi hình ảnh bàn tay người nhóm bếp, nhóm lửa kiên nhẫn, chi chút, khéo léo $\rightarrow$ gợi hình ảnh người bà kính yêu.

- Ẩn dụ "nắng mưa": Vừa có ý nghĩa tả thực cho sự tàn phá của thiên nhiên, thời gian lên con người; vừa mang ý nghĩa ẩn dụ cho những vất vả dãi dầu, chật vật mà cuộc đời bà phải chịu đựng vì con cháu.

- Hai thanh bằng "thương" và "bà" đi liền với nhau $\rightarrow$ diễn tả nỗi nhớ thương bà như trải dài trong kí ức của người cháu xa quê.

- Thành ngữ "đói mòn đói mỏi":  Gợi về một thời đói khổ, làm hiện lên thảm trạng của nạn đói kinh hoàng năm 1945 bao trùm toàn miền Bắc, khi đất nước chưa giành được chính quyền.

- Điệp ngữ "tu hú" và câu hỏi tu từ "Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, / Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?" $\rightarrow$ âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, nỗi nhớ quê hương của cháu về bà trải dài theo kỉ niệm.

- Điệp từ "bà" kết hợp với các động từ "bảo", "dạy", "chăm" ... $\rightarrow$ hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, tần tảo sớm khuya chăm sóc cháu ân cần, chu đáo từng li từng tí.

- Ẩn dụ "ngọn lửa": Ngọn lửa của tình yêu thương mà bà dành cho con cháu, cho gia đình, cho quê hương, cho Tổ quốc. Ngọn lửa ấy chứa niềm tin dai dẳng luôn ủ sẵn trong lòng bà, được bà nhen nhóm lên trong tâm hồn cháu, truyền cho cháu, thắp sáng trong lòng cháu và lan toả đến cả người đi xa.

- Điệp ngữ "một ngọn lửa": Nhấn mạnh ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa lòng bà đã truyền cho cháu ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống của cả dân tộc trong kháng chiến.

- Đảo trật tự cú pháp (đưa từ láy "lận đận" làm vị ngữ lên trước chủ ngữ "đời bà"), hình ảnh ẩn dụ "biết mấy nắng mưa" được lặp lại nhằm khẳng định bà đã sống một cuộc đời vô cùng gian khổ, nhọc nhằn nhưng cao đẹp, đó là biết hy sinh âm thầm cho con cháu, gia đình, Tổ quốc mình.

- Điệp từ "nhóm" được lặp lại bốn lần với ý nghĩa khác nhau:

+ Từ "nhóm" thứ nhất: Mang ý nghĩa tả thực hành động nhóm lửa quen thuộc hằng ngày của bà.

+ Từ "nhóm" trong ba câu thơ tiếp theo mang ý nghĩa ẩn dụ nhấn mạnh vào sự bền bỉ, tận tuỵ, đảm đang của người bà trong suốt một đời. Bà đã khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm xóm giềng đoàn kết và xa hơn là tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy trong lòng cháu những kí ức đẹp. Bà trở thành chỗ dựa tinh thần cho cháu, nâng bước chân cháu suốt cả cuộc đời.

- Câu cảm thán và đảo trật tự cú pháp "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!" $\rightarrow$ Cảm xúc mạnh mẽ về ý nghĩa thiêng liêng của bếp lửa. Một bếp lửa nhỏ bé, giản dị, đơn sơ, gần gũi đã nuôi dưỡng tâm hồn cháu bao điều tốt đẹp, truyền cho cháu bao sức mạnh, niềm tin, chắp cánh cho cháu bao ước mơ hi vọng. Vì vậy mà mấy chục năm rồi, dù xa cách vời vợi, ngọn lửa ấy vẫn cháy nồng đượm, toả sáng trong tâm hồn cháu.

- Câu thơ mở đầu sử dụng dấu chấm giữa dòng tạo ra một khoảng lặng giống như dòng hồi tưởng của cháu nối giữa hiện tại với quá khứ.

- Phép liệt kê + số đếm "trăm" được lặp lại mở ra một cuộc đời rộng lớn, một tương lai tươi sáng của cháu.

- Câu hỏi tu từ "Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: / - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...": Gợi cho người đọc cảm nhận thật rõ trong tâm trí nhà thơ luôn khắc khoải thường trực một nỗi nhớ khôn nguôi về bà.

Bạn tham khảo!

Lời giải 2 :

Phương thức biểu đạt trong Bếp Lửa: Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận.

- Thể thơ: kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ, 8 chữ.

- Nội dung bao trùm: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỷ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời, thể hiện lòng kính yêu trân trọng của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Mạch cảm xúc của bài thơ Bếp Lửa: Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Người cháu nay đã trưởng thành, suy ngẫm, thấu hiểu về bà với bao cảm phục, biết ơn. Từ nước Nga xa xôi, người cháu đã gửi niềm nhớ mong về với bà. Mạch cảm xúc của bài đã đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm.

uhhhhh ok không ạ nếu sai bảo mik sửa cho và cho trả lời hay nhất nha

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK