Đáp án:
quy định về môi trg
+ Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải);
+ Thu gom chất thải rắn (rác thải);
+ Thu gom, xử lý nước thải;
+ Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.
-. Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm định hoặc có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh;
+ Sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường;
+ Sản xuất, cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;
+ Sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;
+ Sản xuất phương tiện giao thông công cộng, trừ phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu; sản xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; dịch vụ vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo.
quy định của nhà nước về tài nguyên thiên nhiên là
+ ko khai thác bừa bãi
+Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lý và thường xuyên tu bổ, tái tạo, những tài nguyên có thể phục hồi được.
Giải thích các bước giải: đc ko tại năm anh trc tiết này bị phạt nên chỉ viết đc thế thôi thông cảm nhé
Đáp án:
Trong các lĩnh vực địa lí, lí học, sinh học, y học..., bảo vệ môi trường được hiểu là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lí sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, nước, không khí, lòng đất, khí hậu...), nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ không có hoặc ít có phế liệu... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho con người.
Với tư cách là thuật ngữ pháp lí, bảo vệ môi trường được hình thành vào giữa thế kỉ XX, ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Thời gian đầu, bảo vệ môi trường chỉ được hiểu đồng nghĩa với bảo tồn, sau đó nội dung được mở rộng bao gồm cả việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và cải thiện môi trường sống của con người và hệ sinh vật.
Ngày nay, các nhà khoa học còn cho rằng, môi trường không chỉ được hiểu là môi trường tự nhiên mà còn bao gồm cả môi trường xã hội - là các điều kiện về tinh thần và văn hoá... phục vụ cho Cuộc sống con người được thoải mái. Tuy nhiên, pháp luật môi trường hiện hành chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tự nhiên, bao gồm: các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
Tại Luật bảo vệ môi trường năm 2005, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động nhằm làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái; phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Như vậy, bảo vệ môi trường vừa được hiểu là bảo vệ chất lượng môi trường nói chung, vừa bảo vệ chất lượng của từng thành phần môi trường như bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học...
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người và của mọi quốc gia, không phân biệt hình thức chính thể, chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Bảo vệ môi trường được thực hiện bằng việc áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như biện pháp tổ chức - chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học - công nghệ, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, biện pháp pháp lí...
Bảo vệ môi trường có thể tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: cấp cá nhân, cấp cộng đồng, cấp địa phương, vùng, cấp quốc gia, cấp tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay là quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cổ môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển - nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Việt Nam đúng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đổi đầu với vấn đề môi trường.
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và chính sách khác nhau, Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tổ cùa môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong những biện pháp mà Nhà nước sử dụng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường là biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường và dẫn đến hệ quả tất yếu là phải đào tạo, giáo dục công dân nhũng kiến thức về pháp luật môi trường.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK