Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Đề bài viết hướng dẫn các bước làm một đồ...

Đề bài viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích câu hỏi 6501570

Câu hỏi :

Đề bài viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích

Lời giải 1 :

tả về gấu bông

1. Mở bài:

- Giới thiệu gấu bông - đồ chơi em thích nhất.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

- Hình dáng (to bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? hình thù có gì ngộ nghĩnh? ăn mặc như thế nào?): Gấu bông to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.

b) Tả chi tiết từng bộ phận

- Bộ lông: Màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, bàn chân làm nó có vẻ khác với những con gấu khác.

- Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ? Cái mặt trông giống gì?

- Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?

+ Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh.

+ Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một cúc áo ngắn trên mõm.

- Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.

- Cái thân dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?

- Trên đôi tay chắp trước bụng gấu, có một bông hoa màu trắng, làm nó càng đáng yêu.

- Hai chân co lại hay duỗi ra ?

c) Hoạt động của con gấu bông 

- Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi?

- Em có đắp chăn (mền) cho nó không?

- Buổi tối nó nằm với ai?

- ….

3. Kết bài: Nêu tình cảm của em với chú gấu bông.

- Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu bông như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.

nếu muốn tả về búp bê làm như sau

1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất.

Đó là thứ đồ chơi gì?

Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín)

Ai tặng hay mua? ...

VD. Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.

2. Thân bài:

Con búp bê có đôi mắt đen láy.

Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.

Hai bím tóc, làn tóc mái, khuôn mặt trái xoan.

Búp bê mặc bộ váy hoa viền đủ màu sặc sỡ.

Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.

Những ngón tay thon thon búp măng.

Chân đi hài óng ánh hạt cườm.

3. Kết bài:

Em rất thích con búp bê.

Em cho búp bê ngủ cùng em.

Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.

VD. Con búp bê này là một món quà rất ý nghĩa mà em yêu thích. Em sẽ luôn giữ gìn để nhớ về một thuở ấu thơ vui vẻ đã qua.

hãy cho hay nhất

Lời giải 2 :

Đáp án + Giải thích các bước giải

HƯỚNG DẪN LÀM ĐÈN LỒNG TẠI NHÀ

Để làm đèn lồng tại nhà, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như sau:

  • Dụng cụ: kéo, ghim (hoặc băng dính hai mặt), thanh gỗ nhỏ (đũa, vỏ bút mực)
  • Vật liệu: giấy màu (cứng cáp), bút chì, bút màu

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, chúng ta bắt đầu các bước làm đèn lồng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hai mảnh giấy:

  • Mảnh giấy 1: cắt thành hình chữ nhật có chiều dài gấp ba đến bốn lần chiều rộng
  • Mảnh giấy 2: cắt thành hình chữ nhật có chiều dài tương đương với mảnh giấy 1, nhưng chiều rộng chỉ bằng một nửa

Bước 2: Dùng bút gạch các đoạn thẳng song song với cạnh rộng của mảnh giấy 1. Sao cho:

  • Các đoạn thẳng đó có hai đầu đều cách cạnh dài mảnh giấy hình chữ nhật khoảng 2cm
  • Các đoạn thẳng đó cách nhau một khoảng cách tương đương nhau

Bước 3: Cắt mảnh giấy 1 theo các đoạn thẳng đã vẽ ở bước 2:

  • Cách 1: vuốt thẳng mảnh giấy để trên mặt phẳng rồi dùng dao rọc giấy rạch theo các đoạn thẳng đó
  • Cách 2: gấp đôi mảnh giấy lại, sao cho hai đầu của mỗi đoạn thẳng chồng khớp lên nhau, sau đó bắt đầu cắt theo phần đoạn thẳng đã kẻ mà em nhìn thấy

Bước 4: Dán hai mép giấy (hai cạnh chiều rộng) của mảnh giấy 2 để tạo thành hình ống trụ

Bước 5: Dán hai mép trên và dưới (hai cạnh dài) của mảnh giấy 1 đã cắt quanh hai đầu của ống trụ đã làm ở bước 4.

(Chú ý: khi dán, do chênh lệch về chiều rộng của hai mảnh giấy, sẽ tạo ra độ phồng cho thân lồng đèn, nên chú ý không được miết quá chặt thân giấy trong quá trình này)

Bước 6: Dùng một sợi dây hoặc mảnh giấy dài, cố định vào hai bên miệng ống tròn tạo thành hình dây cung

Bước 7: Treo dây cung lên thanh gỗ hoặc vỏ bút đã chuẩn bị để làm tay cầm

Như vậy là chúng ta đã thành công tạo ra một chiếc đèn lồng làm từ giấy đơn giản và thú vị rồi.

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK