Đúng, sai???
Tiến hành chuẩn độ dung dịch `HCl x (M)` theo các bước sau:
- Dùng pipette lấy `10 mL` dung dịch `HCl` cho vào bình tam giác (loại `100 mL`), nhỏ thêm 1 đến 2 giọt phenolphthalein vào, lắc đều.
- Lấy dung dịch `NaOH 0,10 M` vào burette (loại `25 mL`) và điều chỉnh dung dịch trong burette ở mức 0.
- Mở khoá burette, nhỏ từ từ dung dịch `NaOH` vào bình tam giác (lắc đều bình trong quá trình chuẩn độ), đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt (thời điểm t) thì dừng lại, thể tích dung dịch `NaOH 0,10 M` trong burette đã dùng là `12,8 mL.`
`a.` Tại thời điểm t, dung dịch còn lượng nhỏ `HCl`.
`b.` Tại thời điểm t, xuất hiện màu hồng do dung dịch có môi trường kiềm.
`c.` Lắc đều bình tam giác để cho các chất trong dung dịch phản ứng hoàn toàn.
`d.` Theo kết quả quá trình chuẩn độ, giá trị thực nghiệm của x là `0,32M`
$\rm a)$
Không đúng. Vì khi chất chỉ thị chuyển màu hồng chúng tỏ nó đã qua bước nhảy tức $pH>7$ nên không còn $\rm HCl$ trong dung dịch.
$\rm b)$
Đúng. Khi này đã dư một hoặc nửa giọt $\rm NaOH$ làm cho chỉ thị chuyển màu hồng nên có môi trường kiềm.
$\rm c)$
Đúng. Vì khi nhỏ xuống thì giọt $\rm NaOH$ chưa phân tán đều toàn bộ trong dung dịch mà chỉ có phản ứng trung hoà cục bộ tại điểm rơi xuống nên cần lắc để phân tán tốt.
$\rm d)$
Không đúng. Ta thực hiện tính toán đơn giản như sau:
$\textbf{Sử dụng công thức sau:}$
$\rm V_1 \times N_1=V_2 \times N_2$
Vì $acid$ và $baz$ dùng ở đây đều là đơn chức và phân ly hoàn toàn. Nên $\rm N=C_{M}$
$\textbf{ Suy ra:}$
$\rm 10.00 \times x=12.800 \times 0.10$
`=>`$x=0.128(M)$
Đáp án:
$\rm a)$
Sai. Tại thời điểm t, dung dịch sau phản ứng chuyển sang màu đỏ vì trong dung dịch sau phản ứng có lượng NaOH dư (kiềm dư) tác dụng với dung dịch phenolphtalein. Do đó không thể còn dư dung dịch HCl tại thời điểm này.
$\rm b)$
Đúng.
$\rm c)$
Đúng. Lắc đều bình tam giác giúp dung dịch NaOH phân tán đều, tránh trường hợp dung dịch NaOH chỉ trung hoà được dung dịch HCl tại 1 điểm.
$\rm d)$
Sai.
$\rm C_{HCl}=\dfrac{0,1×12,8}{10}=0,128\ (M)$
Hóa học là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó. Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học. Hãy đam mê và khám phá thế giới của các chất hóa học và phản ứng!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK