Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 nêu 5 biện pháp tu từ, cách dùng và tác...

nêu 5 biện pháp tu từ, cách dùng và tác dụng câu hỏi 7127422

Câu hỏi :

nêu 5 biện pháp tu từ, cách dùng và tác dụng

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $1. $So sánh: 

Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

$2.$ Điệp từ:

-Khái niệm: lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ, cấu trúc nhằm nhất mạnh, khẳng định hay liệt kê một vấn đề muốn nói đến

Ví dụ: (của 1 và 2)

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Điệp ngữ: lồng

Tác dụng: 

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo sự uyển chuyển cho bài thơ

+ Tạo nên một bức tranh cảnh khuya đầy những bóng hoa, bóng cây lồng lên nhau. Tuy chẳng có ánh sáng nhưng lại có ánh trăng tạo nên một bức thiên nhiên cảnh khuya tĩnh mịch nhưng cũng không kém phần thơ mộng. Giúp cho không gian núi rừng vắng vẻ, lạnh lẽo trở nên ấm áp và có sức sống hơn.

+Qua đó, ta cảm nhận được chất thi trong Bác. Dù rằng Bác luôn bận bịu với những suy nghĩ, kế hoạch bước đi cho vận mệnh dân tộc nhưng Người vẫn dành cho mình những phút giây hòa mình cùng thiên nhiên.

- So sánh: Tiếng suối được so sánh với tiếng hát ( tiếng suối trong như tiếng hát xa)

Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho bài thơ

+ Giúp cho bức tranh thiên cảnh khuya không chỉ có họa mà còn có nhạc khiến cho bức tranh thêm sống động và chân thực. Và khúc tấu đàn của tiếng suốt êm dịu, du dương như tiếng đàn đã phá tan không gian tĩnh lặng đó. Dường như khúc đàn ấy là dành cho người chiến sĩ Cách mạng vĩ đại của chúng ta.

+ Ta cảm nhận được sự tinh tế, trí tưởng tượng đầy độc đóa của Người trong thơ văn. Và vẫn là một tình yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên để tận hưởng, để thư thái của Bác.

-  Cấu trúc điệp vòng: Chưa ngủ

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo sự liên kết uyển chuyển giữa các câu thơ

+ Dù đêm ra khuya nhưng sao Bác vẫn chưa ngủ. Không phải vì say mê cảnh đẹp đêm nay mà Người chưa ngủ mà vì Bác còn đang đau đáu nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Người đang tính toán, suy tính những bước đi tiếp theo để nhanh chóng đưa dân tộc ta đến với độc lập, tự do.

+ Ta cảm nhận được sự hi sinh, cống hiến của một người chiến sĩ hết lòng, hết sức, dành cả cuộc đời cho dân tộc. Sự nghiệp của Bác là sự nghiệp cách mạng, ước muốn lớn nhất đời Bác là đưa dân tộc thoát khỏi bom đạn. Đó là sự cống hiến, hi sinh cao cả và lớn lao mà Hồ Chí Minh đã dành cho Tổ quốc

$3.$ Hoán dụ:

-Khái niệm: hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương  tự

$4.$ Ẩn dụ

-Khái niệm: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương  đồng

-Ví dụ: (cả 3 và 4)

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chon ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa

              (Chào xuân 68,Tố Hữu)

BPTT:

+ẩn dụ "ngọn lửa" ẩn dụ cho tình yêu nước 

+ hoán dụ: 'Tim'' là hoán dụ chỉ tâm hồn , tình yêu của người lính 

Hiệu quả biểu đạt :

+ Tăng tính gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho câu thơ

+   Khi biện pháp tu từ hoán dụ ấy kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ ''ngọn lửa'' chỉ tinh thần nhiệt huyết , quyết chiến , quyết tử vì sự nghiệp hòa bình của dân tộc . Qua đó khẳng định khí thế , tinh thần quyết tử để tổ quốc quyết sinh của những người lính , người con yêu nước sẵn sàng hi sinh máu thịt để dân tộc , non sông hòa về một mối .

+ Qua đó thể hiện tinh thần , ý chí quyết chiến , sẵn sàng hi sinh của nhà thơ Tố Hữu . Và để có được sự mãnh mẽ , gan dạ đó chính là ngọn lửa tình yêu nước bao trùm trái tim và tâm trí ông.

$5.$ Nói quá 

-Khái niệm: là phóng đại quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng

-Ví dụ:

- Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

                                 (Ca dao)

Biện pháp tu từ:

+Nhân hóa: con sắt -đập ngã (con sắt ở đây là con cá săn sắt)

+Nói quá: con sắt-đập ngã ông Đùng; mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

Tác dụng:

+Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 

+ Câu ca dao truyền tải ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Ở câu lục, biện pháp nói quá kết hợp với nhân hóa đã góp phần nhấn mạnh được sức mạnh ý chí, sự mưu lược của con sắt đã đánh bại được ông Đùng (người khổng lồ trong thần thoại). Chứng tỏ, tuy nhỏ bé, không cần lực lượng mạnh nhưng bằng mưu lược, ý chí cũng có thể chiến thắng kẻ thù. Ở câu bát, biện pháp nói quá đã giúp khẳng định một điều rằng không phải có lực lượng đông thì lúc nào cũng dành chiến thẳng (không cùng bàn tay)

+Qua đây, ông cha xưa muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết người biết ta, không được chủ quan, khinh địch, phải biết dùng mưu lược.



Lời giải 2 :

`@` $\text{So sánh:}$

`-` Cách dùng: dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng,... với nhau.

`-` Tác dụng: làm cho tăng tính tượng hình hơn, sinh động hơn.

`@` $\text{Nhân hóa:}$

`-` Cách dùng: sử dụng để gán những đặc điểm, tính cách, hoạt động, suy nghĩ,.. vốn chỉ dành cho con người để miêu tả cho những thứ vô tri vô giác, hay trừu tượng (đồ vật, sự vật, cây cối,….).

`-` Tác dụng: làm cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động và có hồn, đem lại cho người đọc một cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

`@` $\text{Liệt kê:}$

`-` Cách dùng: dùng để tạo sự rõ ràng, dễ hiểu và hỗ trợ việc tổ chức thông tin một cách logic.

`-` Tác dụng: dùng để liệt kê các hoạt động, hành động, sự việc,...

`@` $\text{Ẩn dụ:}$

`-` Cách dụng: dùng để tạo sự hấp dẫn, sâu sắc và tạo ra sự phức tạp trong văn bản.

`-` Tác dụng:

`+` có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.

`+` Thông quan biện pháp ẩn dụ, tác giả, người viết bộc lộ những tình cảm, cảm xúc hoặc thái độ đối với đối tượng một cách kín đáo, tế nhị nhưng vẫn thể hiện sự sâu sắc.

`+` Ẩn dụ còn có tác dụng tạo nên những hình ảnh nghệ thuật, khiến người đọc hình dung các hình ảnh mà tác giả muốn miêu tả đến một cách sống động và sáng tạo nhất.

`+` Phép tu từ ẩn dụ còn thể hiện khả năng nhận thức một cách phong phú, chính xác và có chiều sâu của người sử dụng về các sự vật, sự việc, hiện tượng hay cả mối quan hệ giữa chúng.

`@` $\text{Hoán dụ:}$

`-` Cách dùng: để tạo sự phong phú, sáng tạo và tránh sự lặp lại trong văn bản. làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

`-` Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK