Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của...

Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: a, " Ôi! Lòng Bác vậy cứ thương ta       Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa       

Câu hỏi :

Bài 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

a, " Ôi! Lòng Bác vậy cứ thương ta

      Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa 

      Chỉ biết quên mình cho hết thảy

      Như dòng sông chảy nặng phù sa"

b, " Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Lời giải 1 :

a, 

- Điệp ngữ : "thương"

- So sánh : "Như dòng sông chảy nặng phù sa"

-> Tác dụng :

+ Tạo nhịp điệu uyển chuyển cho lời thơ, tăng sức gợi tả, gây ấn tượng với người đọc.

+ Gợi lên hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa cũng giống như tình cảm của Bác với Tổ quốc luôn bồi đắp, không bao giờ khô cạn, ngừng chảy. Bác đã tận tụy, dành cả cuộc đời mình để chăm cho đất nước, dẫn dắt nhân dân ta tìm đến độc lập, tự do. Bác dành tình thương lớn lao cho tất cả mọi người, cả những vật vô tri.

+ Thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại - người đã cống hiến cả cuộc đời mình để lo cho nhân dân, mong đồng bao hạnh phúc, ấm lo, đất nước độc lập, dân chủ.

_  _  _  _

b,

- So sánh : "Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

- Tác dụng :

+ Làm cho câu thơ thêm phần sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng với người đọc.

+ Giúp cho cảnh vật thiên nhiên trở nên có hồn, sức sống trẻ trung và gần gũi với con người hơn. Qua đó, miêu tả tiếng suối róc rách, rì rầm, văng vẳng đâu đây nghe như tiếng hát ngọt ngào, êm dịu của một cô gái nào đó vang lên trong đêm khuya tĩnh mịch.

+ Thể hiện chiều sâu trong tâm hồn nhạy cảm của tác giả qua việc khắc họa vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên với đường nét lung linh, huyền ảo. Xen lẫn đó là tình yêu thiên nhiên sâu đậm, tha thiết của tác giả.

Lời giải 2 :

`Bài  1:`

`@` Biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:

a, " Ôi! Lòng Bác vậy cứ thương ta

      Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa 

      Chỉ biết quên mình cho hết thảy

      Như dòng sông chảy nặng phù sa"

`-` BPTT : 

`+` Điệp từ : Thương 

`+` So sánh : " Lòng Bác " được so sánh với " dòng sông chảy nặng phù sa"

`⇒` Tác dụng :

`+` Làm cho câu thơ có nhịp điệu,tăng sức gợi hình,gợi cảm

`+` Nhấn mạnh hình tượng về chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh tình cảm bao la,vô bờ bến,nặng tình nghĩa của Bác Hồ dành cho nhân dân ,cho đất nước,Tổ quốc Việt Nam thân yêu .Bác đã dành cả cuộc đời ,tuổi trẻ ,thành xuân nhiệt huyết về phía đất nước,vì độc lập,tự do,hạnh phúc của dân tộc.

`+` Nhấn mạnh tình cảm biết ơn ,trân trọng ,lòng thành kính vô bờ bến của nhà thơ dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

b, " Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

`-` BPTT :

`+` So sánh : " Tiếng suối " được so sánh với "tiếng hát xa" ,so sánh qua từ "như "

`⇒` Tác dụng :

`+` Làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn người đọc.

`+` Nhấn mạnh hình ảnh thiên nhiên là tiếng  dòng suối chảy vào ban đêm ,rất trong trẻo và vàng vọng 

`+` Nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK