Tôi nhớ hồi còn nhỏ, có lần một người đàn ông ghé vào nhà tôi xin tiền. Ông nói ở quê lên đây chữa bệnh, giờ đã mất hết tiền rồi, không còn tiền về quê nên ông phải đi xin. Mẹ tôi đưa cho ông số tiền ít ỏi bà có và hỏi ông ăn cơm chưa rồi bảo tôi xới cho ông bát cơm nguội với mắm. Bà lấy cho ông cái áo của anh tôi cho ông ấy mặc…
Ông ăn xong, cầm cái áo và tiền cứ vừa đi thụt lùi ra cổng vừa chắp tay chấp bái vừa nói: “Tôi đội ơn cô, cầu Trời Phật ban phước cho nhà mình!”.
Với một đứa trẻ thì đó là một câu chuyện lạ, tôi tò mò níu áo mẹ:
– Mẹ, ông ấy quê ở đâu? Ông ấy bị bệnh gì?Ông ấy đi xin được nhiều tiền không? Mẹ mỉm cười:
– Mẹ không hỏi.
– Tại sao mẹ không hỏi?
Ừ, người ta xa quê, rơi vào cảnh khốn cùng thì hỏi về quê hương là đụng vào nỗi đau của họ. Người thành đạt rất tự hào khi nói về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, người sa cơ thì xấu hổ khi nói về quê của mình. Mình cho người ta có một chút mà mình lại chạm vào nỗi đau, nỗi xấu hổ của người ta thì không phải, không đúng. Làm vậy là ác tâm! (...)
Bài học rút ra từ câu chuyện .gấp ạ
Câu chuyện kể về một người đàn ông xa quê đi xin tiền chữa bệnh và hành động từ bi của người mẹ đã truyền tải nhiều bài học ý nghĩa về tình người và lòng trắc ẩn. Hành động của mẹ không chỉ dừng lại ở việc cho tiền mà còn là cho ông ăn và áo mặc, thể hiện lòng nhân ái và sự quan tâm toàn diện. Bà không hỏi về quê hương hay bệnh tình của người đàn ông để tránh chạm vào nỗi đau và xấu hổ của ông. Điều này dạy chúng ta tôn trọng nhân phẩm và cảm xúc của người khác. Hành động của mẹ không yêu cầu sự trả ơn hay thông tin đáp lại, là một bài học về lòng tốt vô điều kiện. Mẹ tác giả hiểu rằng người xa quê thường mang nỗi đau, nên bà chọn cách không hỏi để tránh làm tổn thương thêm. Câu chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng nhân ái, sự tôn trọng, thông cảm và thấu hiểu trong mối quan hệ giữa con người. Từ đó, chúng ta sẽ biết cách giúp đỡ người khác một cách tinh tế và tôn trọng, tránh làm tổn thương thêm người đang gặp khó khăn. Và, chúng ta sẽ học được rằng, lòng tốt không chỉ là hành động bề ngoài mà còn là sự thấu hiểu và tôn trọng sâu sắc đối với nhân phẩm và cảm xúc của người khác.
ĐÂY B NHÓ!!
`@` Qua câu chuyện trên,em đã rút ra cho bản thân mình những bài học vô cùng giá trị trên đường đời của mình . Đó là bài học về lòng nhân ái ,sự cho đi ,sự giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Khi gặp người gặp khó khăn ,hoạn nạn thì ta phải giúp đỡ họ để giúp họ vượt qua khó khăn,gian nan. Lúc đó ,ta vừa có thể giúp đỡ được họ mà vừa cảm thấy vui vẻ ,bình yên ,tâm trạng thanh thản.Cùng với đó là sự tôn trọng ,thấu hiểu với họ. Như trong bài văn ,khi người ta rơi vào cảnh khốn cùng thì hỏi về quê hương là đụng vào nỗi đau của họ. Người thành đạt rất tự hào khi nói về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, người sa cơ thì xấu hổ khi nói về quê của mình. Vì thế , lòng đồng cảm ,thấu hiểu và tôn trọng đối với những người khó khăn là vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Với những bài học trên ,em tin rằng chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc trau dồi,rèn luyện phẩm chất phẩm thân ngày ngày một tốt hơn ,góp phần đóng góp xây dựng đất nước ngày càng hưng thịnh,phát triển hơn.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK