b. Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
(Gửi em cô gái thanh niên xung phong)
c. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đang nói chuốt từng sợi gian
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Việt Bắc - Tố Hữu)
d. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng ,giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người
e. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
`@` Tìm biểu hiện và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ:
`b,` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ ( thương em ).
`=>` Tác dụng:
`+` Nhấn mạnh tình cảm, sự yêu thương và nỗi nhớ mà nhân vật trữ tình dành cho em.
`+` Qua đó ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong sẵn sàng đứng lên chiến đấu và hy sinh vì tổ quốc.
`+` Làm đoạn thơ có nhịp điệu, tạo liên kết, gây ấn tượng.
`c,` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ ( Nhớ ).
`=>` Tác dụng:
`+` Vẽ lên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên yên bình, hài hòa mà tươi đẹp của ngày xuân.
`+` Thể hiện nỗi mong nhớ khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình khi nhớ lại thiên nhiên, con người nơi núi rừng Việt Bắc.
`+` Làm đoạn thơ có nhịp điệu, tạo liên kết, gây ấn tượng với người đọc.
`d,` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ ( tre, giữ ).
`=>` Tác dụng:
`+` Thể hiện tầm quan trọng, vị trí của cây tre đối với con người Việt Nam. Tre mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: dũng cảm, đoàn kết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì quê hương đất nước.
`+` Qua đó, ca ngợi hình ảnh cây tre Việt Nam.
`+` Làm đoạn thơ có nhịp điệu, tạo liên kết, gây ấn tượng với người đọc.
`e,` Biện pháp tu từ: Điệp ngữ ( Chưa ngủ ).
`=>` Tác dụng:
`+` Thể hiện sự trăn trở, lo lắng, khó ngủ của Bác trước những khó khăn, vất vả mà nhân dân Việt Nam đang phải đối mặt.
`+` Qua đó, cho ta thấy Bác là người yêu nước, thương dân và ca ngợi tấm lòng bác ái, yêu thương của Bác.
`+` Làm đoạn thơ có nhịp điệu, tạo liên kết, gây ấn tượng mạnh với người đọc.
b) Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
Tác dụng: BPTT điệp ngữ ở đây tạo ra sự lặp lại, nhấn mạnh và tăng cường cảm xúc của người đọc đối với nỗi nhớ sâu xa
c) Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đang nói chuốt từng sợi gian
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Tác dụng: BPTT điệp ngữ tạo ra sự du dương, hài hòa và mềm mại, tạo nên hình ảnh tươi đẹp của ngày xuân và gợi lên cảm giác yên bình, hòa bình
d) Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người
Tác dụng: BPTT điệp ngữ tạo ra sự nhấn mạnh, tăng cường tính nhân văn, tính hi sinh và trách nhiệm của thanh niên xung phong
e) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Tác dụng: BPTT điệp ngữ tạo ra sự mềm mại, hài hòa và tạo nên hình ảnh đẹp, du dương của cảnh khuya.
#have a nice day:3
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK