Mong các bạn giúp mình thanks nhiều
(Lược trích: Bà hay ngồi ở góc nhà gà gật, nhưng bà biết không sót một việc gì. Lũ trẻ con trong nhà mải chơi, nhác học, quên việc sẽ bị bà nhắc nhở liên tục. Vì vậỵ chúng có thái độ khó chịu và hỗn bào với bà, Biết chuyện, bố tát cái Hải một cái)
Mẹ đặt bát xuống rìa mâm, sụt sịt:
- Chỉ có bà là nhớ thằng Tèo thôi. Còn chúng bay, chúng bay có nhớ đến người khác khổ sở đâu. Sống mà chỉ nghĩ đến mình thì sống sao được!
Nói rồi, bỗng nhiên mẹ sa hai hàng nước mắt. Ngẩng lên, hai mắt ràn rụa, mẹ nấc nghẹn từng hơi ngắn ngắn. Như bị oan ức. Mẹ khóc từ đó cho đến lúc đồng hồ buông tám tiếng chuông, khi mấy đứa ngồi vào bàn học bài. Thấy vậy, thằng Tuất là anh cả liền đến bên mẹ, vừa định khe khẽ hỏi mẹ làm sao thế, thì mẹ bật khóc thành tiếng, rồi như không kìm được giận dữ, mẹ gào lên càng lúc càng thống thiết:
- Tôi khóc trước để khỏi khóc sau, có hiểu không, hở lũ bất hiếu bất nghĩa kia! Bây giờ, chúng bay còn hỗn, còn vô ơn với bà thế. Hỏi rằng sau này, ai dám đảm bảo: con cháu chúng bay sẽ không đối xử với tôi như chúng mày hiện đang đối xử với bà? Hỡi thằng Tuất kia! Mày bây giờ bằng sào bằng gậy, mày dám ngoạc mồm ra thách đố bà, mày có biết lúc mày lên chín tuổi, mày bị đau ruột thừa, tao và bố mày đi vắng, nếu không có bà cõng mày, lội trong mưa gió hơn cây số đến bệnh viện cấp cứu, thì mày còn được đến bây giờ để hỗn láo với bà không? Còn con Hồng, con Hải, nỏ mồm cãi lại bà kia! Chúng bay có biết...
Trời! Thì ra mẹ đang cho ba đứa trẻ biết công lao nuôi dậy chúng của bà. Chẳng nói những đận chúng ốm đau làm gì. Chỉ nói, ba đứa sinh ra, đứa nào cũng qua tay bà tắm rửa, bế ẵm, du dín, chăm lo cho từng li từng tí.
- Con Hải kia, mày dám bảo bà lắm mồm - Giọng không bớt xót đau, mẹ tiếp - Thế lúc bé mày khóc lóc ỉ eo suốt ba năm trời vì ốm đau sài đẹn, ghẻ lở kềnh càng khắp người, ai là người ru mày ngủ, dỗ dành mày qua khỏi những khi đau đớn, hả đồ vô ơn bạc nghĩa! Sao lúc ấy mày không bảo bà im mồm đi cho mày khỏi điếc tai, hả con ranh con. Đồ ranh con mới nứt mắt ra mà đã hỗn hào vô lễ! Cả cái con Hồng kia nữa! Mày bảo bà hãy lo cho thân bà đi, thế mày có biết cái hồi đói kém, bà phải bán cả chiếc nhẫn của hồi môn của bà để mua thêm khoai sắn độn vào cơm để nuôi bố mày với lũ chúng bay không?
Lúc ấy là chín giờ rưỡi giờ, bố đi họp ở công ty về. Thoáng qua là bố biết hết đầu đuôi câu chuyện. Bố bảo mẹ, thôi để các con nó học, xong bố sẽ nói chuyện.
Mười giờ rưỡi, Tuất , Hồng, Hải, học xong bài, ngồi trước mặt bố. Bố nói:
- Các con nghĩ rằng, bà chỉ có một tuổi già tám mươi lăm năm sống chuyên ngồi thui thủi ở góc nhà như hôm nay thôi ư? Không, bà có cả một thời thanh niên sôi nổi. Bà từng là Thanh niên xung phong, từng cầm súng bắn máy bay giặc Mỹ xâm lược nước ta. Bà làm công nhân dệt đến năm năm mươi lăm tuổi mới về hưu. Ông lúc ấy còn ở bộ đội. Từ thằng Tèo trở đi đều qua tay bà săn sóc, nếu không thì...
Bố nói đến đó thì bà nằm ở cái phản ở buồng ngoài thức giấc.
- Bố Tèo nói cái gì thế?
- Bà cứ ngủ đi, đế con dạy bảo chúng. Con cháu không biết công ơn ông bà thì không thành người, bà ạ. Nói rộng ra, con dạy cho chúng biết rằng: Đằng sau người già là cả một cuộc đời rộng lớn mà họ đã dũng cảm đương đầu đấy. Hãy kính trọng và yêu quý họ!
Bố nói dứt thì bước tới, cúi xuống đỡ bà dậy. Bà ngồi lên, cào tóc xong thì quài tay ra sau búi lại; tóc bà rụng hết rồi, búi lại chỉ còn bằng quả ổi. Nắn búi tóc bé tý, bà cúi xuống lục cái túi vải đỏ lâu nay lúc nào cũng vẫn để ở đầu giường. Trong cái túi đó có hai chỉ vàng, bà dự định dành cho cái Hải một, cái Hồng một. Trong cái túi đó có một cuốn Sổ tiết kiệm, bà nói, bà để dành từ hồi thằng Tèo mới đẻ, giờ không biết có bao nhiêu, bà cho thằng Tèo và thằng Tuất để hai đứa mua xe máy, con trai đi đâu phải có cái xe máy mới ra mẽ người!
- Con biết rồi! Con biết rồi! Bà nằm nghỉ đi!
Bố nói. Bà chép miệng, xoài người xuống mặt phản:
- Ừ, mẹ nằm. Nhưng mà chắc là chẳng ngủ được nữa đâu, giời sắp sáng rồi còn gì!
Bà năm co ro, chốc chốc lại nghển lên ngắt lời bố: Thôi, các cháu nó còn dại người, đừng trách chúng, con à. Lát sau, bà ngồi dậy, bảo: Trời sáng rồi. Và bà lại lục cái túi vải đỏ ở đầu giường. Dạo này bà hay nhắc đến cuốn Sổ tiết kiệm và hai chỉ vàng. Cuối năm đó thì bà mất.
Câu 1 Trong truyện ngắn trên, người bố đã kể gì cho các con nghe về thời thanh niên sôi nổi của người bà?
Câu 2 So sánh thái đọ của bố mẹ và thái độ của những đứa cháu đối với bà được thể hiện trong truyện ngắn trên
Câu 3 Qua truyện ngắn trên, em có suy nghĩ gì về hiện thực cuộc sống của người già trong xã hội đương thời và thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện thực ấy?( viết ý chứ không phải viết đoạn văn)
Trả lời:
Câu 1:
Trong truyện ngắn trên, người bố đã kể cho các con nghe về thời thanh niên sôi nổi của người bà. Bố giải thích rằng bà không chỉ là một người già đang sống trong hoàn cảnh hiện tại mà còn từng có một quá khứ đáng kính. Bà từng là Thanh niên xung phong, cầm súng bắn máy bay giặc Mỹ trong cuộc chiến chống xâm lược. Sau đó, bà làm công nhân dệt cho đến khi về hưu Qua đó, người bố muốn cho các con thấy được sự cống hiến, hy sinh của bà cho gia đình và đất nước.
Câu 2:
- Thái độ của bố mẹ: Bố và mẹ thể hiện thái độ kính trọng và biết ơn đối với bà. Mẹ khóc vì thấy các con bất hiếu và vô ơn, còn bố thì nhắc nhở các con về công lao to lớn của bà, mong muốn chúng hiểu và trân trọng bà hơn. Bố thể hiện sự tôn trọng bằng cách giải thích cho các con về quá khứ và công lao của bà, khuyến khích các con hiểu và trân trọng bà hơn.
- Thái độ của những đứa cháu: Thái độ của các cháu đối với bà là sự thiếu tôn trọng và vô ơn. Chúng có thái độ khó chịu, hỗn láo với bà, không nhận thức được công lao và sự hy sinh của bà trong quá khứ. Chúng xem bà như một gánh nặng và không cảm thấy cần phải kính trọng hay quan tâm đến bà. Tuy nhiên, sau khi nghe bố kể về quá khứ của bà, các cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình và cảm thấy hối hận.
Câu 3:
- Hiện thực cuộc sống của người già: Truyện ngắn phản ánh một phần hiện thực đáng buồn về cuộc sống của người già trong xã hội hiện đại. Nhiều người trẻ không còn dành thời gian quan tâm, chăm sóc cho ông bà, cha mẹ. Họ thường bận rộn với công việc, cuộc sống riêng mà quên đi những người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Sự vô ơn và thờ ơ của con cháu đối với những người đã chăm sóc và hy sinh cho mình là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.
- Thái độ, quan điểm của tác giả: Tác giả thể hiện sự trân trọng đối với những người cao tuổi. Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ về lòng hiếu thảo, về trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Đồng thời, tác giả cũng lên án thái độ thiếu tôn trọng, bất hiếu của một bộ phận giới trẻ hiện nay và gửi gắm thông điệp về việc nhận thức và trân trọng công lao của người già, coi đó là một phần quan trọng của đạo đức và nhân cách.
Câu 1:
Trong truyện ngắn, người bố đã kể cho các con nghe về thời thanh niên đầy sôi nổi của bà, khi bà từng là thanh niên xung phong, tham gia vào các hoạt động chống giặc Mỹ. Ông nhấn mạnh đến những hành động dũng cảm của bà, như cầm súng bắn máy bay địch, cũng như những năm tháng làm công nhân dệt, thể hiện sự cống hiến và lao động miệt mài của bà cho gia đình và đất nước.
Câu 2:
- Thái độ của bố mẹ: Bố mẹ thể hiện sự kính trọng và tôn vinh bà, nhận thức rõ về những nỗ lực, cống hiến của bà cho gia đình và xã hội. Họ muốn các con hiểu rõ giá trị của bà và từ đó trân trọng bà hơn. - Thái độ của các cháu: Những đứa cháu có vẻ thiếu sự thấu hiểu và cảm thông về quá khứ của bà. Thiếu sự tôn trọng , hỗn lão với bà.
Câu 3:
- Suy nghĩ về hiện thực cuộc sống của người già: Trong xã hội hiện đại, người già thường phải đối mặt với sự cô đơn và thiếu thốn tình cảm, khi mà vai trò và giá trị của họ dần bị lãng quên, cùng với sự bận rộn của thế hệ trẻ.
- Thái độ và quan điểm của tác giả: Tác giả dường như thể hiện sự lo lắng và cảm thương cho người già, đồng thời lên án sự thiếu quan tâm của con cháu đối với tổ tiên. Qua đó, tác giả một phần kêu gọi mọi người cần tôn trọng, yêu thương và chăm sóc ông bà, cha mẹ của mình nhiều hơn.
→yeuyeucauu...←
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK