1. Vị trí địa lí
- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.
- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.
- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.
=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.
2. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:
+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.
+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.
- Khí hậu khô hạn.
- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Sông ngòi kém phát triển.
- Tài nguyên:
+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.
+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Tây Á hoặc Tây Nam Á là tiểu vùng cực tây của châu Á. Khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông (hay Cận Đông), khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm Ngoại Kavkaz. Thuật ngữ Tây Á đôi khi được sử dụng cho mục đích nhóm các quốc gia trong thống kê. Tây Á nằm ngay phía tây nam của Châu Á, được bao quanh bởi tám biển lớn: Biển Aegea, Biển Đen, Biển Caspi, Vịnh Ba Tư, Biển Ả Rập, Vịnh Aden, Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Về phía bắc, khu vực tách biệt với châu Âu qua dãy núi Kavkaz, về phía nam, khu vực tách biệt với châu Phi qua eo Suez, còn ở phía đông thì khu vực liền kề với Trung Á và Nam Á. Các hoang mạc Dasht-e Kavir và Dasht-e Lut tại miền đông Iran là giới hạn tự nhiên của khu vực khỏi phần còn lại của châu Á.
Nam á
Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Về mặt địa hình, mảng Ấn Độ chi phối Nam Á, nằm về phía nam dãy Himalaya và Hindu Kush. Nam Á có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp với Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.
Đến năm 2015, Ấn Độ là nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, chiếm khoảng 82% kinh tế Nam Á; đây là nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới xét theo GDP danh nghĩa và đứng thứ 3 nếu tính theo sức mua tương đương.[191] Ấn Độ là quốc gia Nam Á duy nhất là thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn G-20 và BRICS. Ấn Độ là nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và thuộc vào hàng cao nhất thế giới với 7,3% trong năm tài chính 201415. Pakistan là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực và có GDP/người đứng thứ 5,[192] tiếp đến là Bangladesh. Sri Lanka là nền kinh tế lớn thứ tư, có GDP/người đứng thứ nhì trong khu vực. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2015, nhờ thúc đẩy từ tăng trưởng mạnh mẽ tại Ấn Độ, cộng với giá dầu mỏ thuận lợi, từ quý cuối của năm 2014 Nam Á trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới
Mk gửi nha
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK