Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Câu hỏi :

Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

1. Mở bài:

- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca.

- Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm xúc chân thành tha thiết.

2. Thân bài

a. Khổ 1:

- Mở đầu bằng lối xưng hô: “con” tự nhiên gần gũi.

- Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác.(Tre tượng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam).

b. Khổ 2:

- Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi)

- Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân: hình ảnh dòng người nối dài vô tân như kết thành tràng hoa dâng Bác.

c. Khổ 3:

- Có cảm giác Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên có trăng làm bạn.

- Nhưng trở về với thực tại: Bác đã đi xa, một nỗi đau nhức nhối.

d. Khổ 4:

- Lưu luyến bịn rịn không muốn xa Bác.

- Muốn làm “chim, hoa, tre” để được gần Bác

- “Cây tre trung hiếu” thực hiện lí tưởng của Bác, và lời dậy của Bác : “trung với nước hiếu với dân”.

3. Kết bài:

- Nghệ thuật: Bài thơ giàu cảm xúc, âm hưởng trầm lắng, lời thơ tự nhiên.

- Bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, trước hết là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ và của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK