a) Tán thành.
- Chúng ta cần phải tự học bài thì mới có thể làm được bài trong kiểm tra, thi cử. Do đó không cần phải đi chép bài của bạn và trở nên trung thực trong học tập.
b) Tán thành.
- Khi chưa hiểu bài nên hỏi bạn bè, thầy cô để hiểu bài hơn. Từ đó có thể làm được bài tập cũng như bài kiểm tra mà không cần phải đi chép bài bạn.
c) Tán thành.
- Nếu chúng ta không vui vẻ, tận tình thì bạn sẽ cảm thấy tự mình rất phiền phức, xấu hổ khi nhờ chúng ta hướng dẫn và từ đó lần sau sẽ không nhờ ai hướng dẫn nữa. Kết quả là ngày càng không hiểu bài khi gặp bài khó.
d) Tán thành.
- Khi nói ra chúng ta phải xem được và mất điều gì. Nếu chúng ta nói với cô giáo điều đó và chỉ đích danh một ai đó thì chúng ta sẽ không nhận được sự cảm kích mà sẽ bị nhận sự thù ghét của bạn bè. Do đó cần phải ứng xử khéo léo trong trường hợp.
đ) Tán thành.
- Không cầu cứu, xin xỏ bạn cho chép bài, sẵn sàng nhận phạt khi không làm bài tập là biểu hiện của người có lòng tự trọng, dũng cảm và biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
e) Tán thành.
- Khi trung thực trong học tập ta cần phải có lượng kiến thức đủ để hoàn thành các bài kiểm tra, thi cử. Do đó cần phải ham học hỏi, muốn tiến bộ, tự lập và không cần phải phụ thuộc vào người khác thì mới trung thực trong học tập được.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK