Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3

Câu hỏi :

Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt các muối: Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3.

Lấy mỗi muối một ít vào từng ống nghiệm, thêm nước vào mỗi ống và lắc cẩn thận để hoà tan hết muối. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm.

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu trắng không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaCl :

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 (màu trắng)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng nhạt không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaBr :

NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3 (màu vàng nhạt)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu đen, thì đó là dung dịch Na2S :

Na2S + 2AgNO3 → Ag2S↓ + 2NaNO3 (màu đen)

- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch Na3PO4 :

Na3PO4 + 3AgNO3 → Na3PO4 + 3NaNO3 (màu vàng)

- Ở dung dịch không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Giải SBT Hóa học 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphat !!

Số câu hỏi: 8

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK