Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:
- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A – la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Thánh A – la. Thánh A – la giao sứ mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô – ha – mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc – ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượu. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A – la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả – rập. Riêng đền thờ Méc – ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra – ma – đa,, các tín đồ này phải ăn chay.
- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.
- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem (Pa–le-xtin). Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK