(Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Câu hỏi :

(Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

* Đáp án

* Hướng dẫn giải

+ Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2 (thời đắc ý): Hằng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, ông đồ lại bày “mực tàu”, “giấy đỏ” bên hè phố để viết chữ Nho, góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường ngày Tết. Có “bao nhiêu người thuê viết” chữ, viết câu đối đỏ để treo trong ngày xuân. Mọi người “tấm tắc ngợi khen tài” của ông, khen ông có “hoa tay”, khen chữ ông “như phượng múa, rồng bay”. Ở thời điểm này, ông đồ được mọi người chú ý, ngưỡng mộ.

+ Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3, 4 (thời tàn): Ông đồ vẫn xuất hiện bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa: Người thuê viết nay vắng vẻ; ông đồ ngồi đấy nhưng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy. Vì thế mà “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiêng sầu”. Nỗi buồn tủi của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác, khiến cho chúng cũng phải “buồn”, “sầu”. Đường phố vẫn đông người qua lại nhưng không còn ai biết đến sự có mặt của ông đồ. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.

- Sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm cho thấy sự tàn tạ, “hết thời” của những người như ông trong xã hội lúc bấy giờ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK